Tìm 'lối ra' cho nhà ở truyền thống tại vùng cao (kỳ 1): Từ nhà truyền thống sang… nhà gạch

Trong bối cảnh sống hiện nay, nhà ở tại một số vùng dân tộc thiểu tộc có sự chuyển biến từ kiến trúc truyền thống sang hiện đại.
13/04/2023 12:00
Nguyễn Phúc Nam Dương

Trong bối cảnh sống hiện nay, nhà ở tại một số vùng dân tộc thiểu tộc có sự chuyển biến từ kiến trúc truyền thống sang hiện đại. Vậy, đâu là giải pháp nhằm bảo tồn, cũng như phát huy giá trị, của loại hình kiến trúc mang đậm nét văn hóa này?

Đó là câu hỏi được đặt ra trong cuộc tọa đàm Văn hóa tộc người từ góc nhìn về nhà ở vừa diễn ra tại trường ĐH Văn hóa Hà Nội cuối tuần qua. Tọa đàm gắn với buổi ra mắt cuốn sách Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam của cố PGS-TS Nguyễn Khắc Tụng (Mai Ha Books và NXB Khoa học xã hội ấn hành).

Vận động và biến đổi

Thực tế, những năm gần đây, cuộc sống của các dân tộc ít người có sự thay đổi lớn. Kéo theo đó, cấu trúc nhà ở cũng có những chuyển biến rõ rệt. Những mái nhà truyền thống giảm dần ở các xã, huyện tập trung đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số và được thay thế bằng sự hiện diện ngày càng nhiều của những ngôi nhà cấp 4, nhà tầng theo lối nhà ở hiện đại vùng đồng bằng.

Dưới góc nhìn của PGS Bùi Xuân Đính (nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Viện Dân tộc học), điều này xuất phát từ sự chuyển đổi cơ cấu tổ chức sản xuất kinh tế, trong đó có việc bộ phận lao động trẻ xuống các khu công nghiệp ở đồng bằng làm việc. Từ đó, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh được tăng cường. Và khi nhận thấy, việc tổ chức sinh hoạt của người Kinh có những ưu điểm nhất định, đồng bào thiểu số đã có những học hỏi, tiếp thu, nhằm cải thiện chất lượng sống.

Tìm 'lối ra' cho nhà ở truyền thống tại vùng cao (kỳ 1): Từ nhà truyền thống sang… nhà gạch - Ảnh 1.

Nhà sàn người Thái xây bằng bê tông tại huyện Than Uyên, Lai Châu

Một nguyên nhân khác, theo PGS Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Nhân học và Dân tộc học Việt Nam, đến từ thay đổi về vật liệu xây dựng. Trước đây, một số đồng bào sử dụng vật liệu sẵn có trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa... Còn hiện nay, theo chủ trương giao đất, giao rừng, điều kiện khai thác lâm sản để làm nhà cũng hạn chế. Do vậy, nhiều đồng bào thích ứng với điều kiện mới để sử dụng vật liệu xây dựng hiện đại sẵn có như bê tông, xi măng, gạch…

Đáng nói, dù mục đích bảo tồn văn hóa truyền thống từng được nhắc tới, nhưng việc khuyên nhủ bà con giữ nguyên nhà truyền thống, hoặc xây nhà mới theo kiểu hoàn toàn truyền thống, chưa hẳn đã là tích cực. Như lời PGS Vương Xuân Tình, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học, việc sinh hoạt trong những ngôi nhà truyền thống cũng tồn tại nhiều bất tiện trong bối cảnh hiện nay.

Chẳng hạn, kiểu nhà trình tường bằng đất, trong hoàn cảnh sống trước đây có thể đảm bảo cho người ta sử dụng trong vài chục năm. Nhưng ở bối cảnh nhiều mưa bão như hiện tại, kiểu nhà này lại dễ bị ngấm nước lở lói, tạo điều kiện cho côn trùng trú ngụ trong tường vách. Hoặc, khi mức sống được nâng cao, nhiều đồng bào cũng có nhu cầu sử dụng điều hòa, quạt máy, hay xây dựng nhà vệ sinh hiện đại. Những kiểu nhà truyền thống khó có thể đáp ứng các nhu cầu này.

Tìm 'lối ra' cho nhà ở truyền thống tại vùng cao (kỳ 1): Từ nhà truyền thống sang… nhà gạch - Ảnh 2.

PGS Vương Xuân Tình chia sẻ tại tọa đàm

Như lời PGS Tình, trong dịp vào Tây Nguyên gần đây, ông gặp một già làng rất tâm huyết trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Dù vậy, vị già làng này lại muốn sắp tới xây một ngôi nhà gạch kiên cố và tiện nghi hơn. Bởi, kiến trúc truyền thông ở đây có sàn nhà cao ngang ngực người trưởng thành, bậc cầu thang dẫn lên nhà sàn nhỏ, hẹp nên việc leo xuống vào ban đêm khá khó khăn cho người cao tuổi.

Giữ nhà cũ và xây nhà mới

Để gìn giữ bản sắc truyền thống của tộc người và tính đa dạng văn hóa của địa phương qua hình thái kiến trúc, theo PGS Tình, giải pháp hợp lý là việc vận đồng mỗi cộng đồng cố gắng giữ một vài ngôi nhà truyền thống tại những gia đình có điều kiện. Đặc biệt, nhà sinh hoạt cộng đồng, nơi tụ họp, kết nối những người có cùng đặc điểm văn hóa, cần ưu tiên bảo tồn nguyên vẹn hoặc dựng lại theo kiểu truyền thống nếu không còn. Trong khả năng cho phép, vật liệu truyền thống nên được khuyến khích dùng - còn nếu không, có thể sử dụng các vật liệu mới giả theo hình thức tự nhiên.

Tìm 'lối ra' cho nhà ở truyền thống tại vùng cao (kỳ 1): Từ nhà truyền thống sang… nhà gạch - Ảnh 3.

PGS Lâm Bá Nam chia sẻ tại tọa đàm

Từng khảo sát ở phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, PGS Lâm Bá Nam cho biết: Đồng bào người Mường, Thái hiện xây nhà sàn bằng vật liệu mới như bê tông, xi măng, hoặc sử dụng gỗ xoan  - loại gỗ  có thời gian thu hoạch ngắn, từ 5 đến 8 năm - thay vì sử dụng gỗ khai thác tự nhiên như trước.

Mặc dù có sự thay đổi về kiến trúc nhà ở, vật liệu xây dựng, nhưng theo ông Nam, để dựng nên một ngôi nhà, bên cạnh những vật liệu, còn kèm theo một loạt nghi lễ liên quan đến việc xây nhà dựng cửa mà mỗi tộc người có những cách thức thực hành khác nhau, như chọn hướng đất, xem ngày… Ngoài ra, ngôn ngữ tộc người vẫn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, một số phong tục chính vẫn được truyền thừa qua các thế hệ dưới một mái nhà. Như thế, vật liệu và kiến trúc xây nhà cũng chỉ là một thành tố trong tổng thể văn hóa, có thay đổi thì cũng không ảnh hưởng sâu sắc tới những đặc tính căn cốt nhất của tộc người.

Song song với việc giữ lại nhà truyền thống làm không gian sinh hoạt chung, PGS Vương Xuân Tình cũng đưa ra đề xuất về việc địa phương cần khai thác các kiến trúc này làm điểm thu hút khách tham quan trải nghiệm, qua đó tạo ra nguồn thu để tự duy trì.

Đa dạng nhà truyền thống

Dựa vào các yếu tố văn hóa truyền thống, điều kiện sinh thái và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người làm tiêu chí, PGS-TS Nguyễn Khắc Tụng phân chia nhà ở truyền thống thành ba loại hình chính: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà đất.

Về cơ bản, các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng thường ở nhà sàn, trong khi các dân tộc Mông, Dao cư trú ở nhà đất. Tuy nhiên, cũng có những nhóm người Nùng sinh sống trong các ngôi nhà đất, hoặc nhóm người Mông, Dao xây nhà nửa sàn nửa đất. Điều này đến từ việc các tộc người có sự học hỏi, tiếp thu qua lại trong quá trình cư trú và giao lưu văn hóa.

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.