‘Tiền là bàn ủi, nó có thể là phẳng mọi nếp nhăn trên đời’: Sống thông minh thay vì sống bận rộn, đặc biệt phải biết soi xét tình hình tài chính
Có những người cả đời sống trong cảnh nghèo khó, chỉ biết cúi đầu bận rộn mà không bao giờ biết "soi xét lại" tình hình tài chính của mình. Thử hỏi, cuộc sống như vậy có mỏi mệt, cùng cực không!
Có một câu hỏi gây nên cuộc tranh luận sôi nổi trên MXH như thế này: "Tiền vì sao lại quan trọng?"
Một cư dân mạng đáp: "Tiền là biểu tượng của phẩm giá, tiền là cơ sở của sự sống còn, tiền là cọng rơm cứu mạng cuối cùng của cuộc đời."
Đúng như vậy.
Tầm quan trọng của tiền đối với sự sống còn là điều không cần phải bàn cãi, tuy nhiên, có những người dành cả đời trong cảnh nghèo khó, chỉ biết cúi đầu bận rộn mà không bao giờ biết "soi xét lại" tình hình tài chính của mình.
Nhóm ghi hình chương trình đặc biệt "NHK" của Nhật Bản từng xuất bản cuốn sách phản ánh hiện thực xã hội có tên "Phá sản lúc về già" (tạm dịch).
Cuốn sách phân tích những khó khăn, phiền toái mà việc "trắng tay khi về già" đem lại cho một số người cao tuổi.
Một người già đã nói trong một cuộc phỏng vấn với NHK: "Con người đều sẽ phải về với đất mẹ, tôi hoàn toàn không muốn sống lâu trăm tuổi."
Một người già khác nói: "Tôi không có công việc chính thức, tôi không đóng bảo hiểm hưu trí và tôi cũng không kết hôn. Tôi chắc chắn sẽ chẳng có gì khi về già, vì vậy tôi cũng chẳng muốn sống lâu trăm tuổi để làm gì."
Những người già được phỏng vấn sống trong cảnh túng quẫn gần như đều có một câu trả lời giống nhau: "Không muốn sống lâu trăm tuổi."
Sống lâu sống thọ, trở thành cơn ác mộng đối với họ.
Oscar Wilde nói: "Khi còn trẻ, tôi từng nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên đời. Bây giờ khi đã già, tôi mới nhận ra rằng đúng là như vậy".
Câu nói này làm tôi nhớ đến câu chuyện "7 cô bạn thân ở Quảng Châu" từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội tại Trung Quốc.
Bảy người đã cùng nhau góp được 4 triệu nhân dân tệ (khoảng 13.6 tỷ đồng) rồi mua một biệt thự ở vùng nông thôn ngoại ô Quảng Châu, nghỉ hưu sớm trước 20 năm.
Cùng nhau thưởng trà, ngắm trăng ngắm cảnh, họ sống một cuộc đời an nhàn thi vị ở nơi xa xôi.
"Tiền là bàn ủi, nó có thể là phẳng mọi nếp nhăn trên đời." Đây là một câu thoại trong bộ phim Hàn Quốc có tên "Ký sinh trùng".
Mục đích của việc "xem xét lại" tình hình tài chính là để đồng tiền – chiếc bàn ủi này, tích lũy thêm nhiều năng lượng để có thể ứng phó với nhiều chông gai trên đường đời trong tương lai.
Khi "xem xét lại" tình hình tài chính của mình, hãy hỏi bản thân 3 câu hỏi:
Bạn có thể tiết kiệm 20%-50% thu nhập của mình mỗi tháng không?
Chi phí hàng tháng có thể được giảm hay không?
Nếu không may xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn, bạn có thể rút ra được bao nhiêu tiền để ứng phó?
Chỉ khi tự chủ trong chuyện tiền bạc, chúng ta mới có đủ tự tin và đàng hoàng hơn trong cuộc sống.
Trong thẻ luôn luôn có một số tiền tiết kiệm, đó là ý thức tự giác mà người lớn nào cũng nên có.
Một sinh viên hỏi thầy hướng dẫn của mình: "Cả ngày con đều bận rộn trong phòng thí nghiệm, nhưng tại sao con vẫn chưa đạt được thành tựu nào vậy thầy?"
Thầy hướng dẫn hỏi: "Ban ngày con làm gì?"
Sinh viên đáp: "Con làm thí nghiệm."
Thầy hướng dẫn hỏi: "Buổi tối thì sao?"
Sinh viên đáp: "Ngày nào con cũng dậy từ 5h làm thí nghiệm tới 12h tối mới nghỉ ngơi."
Thầy giáo lại hỏi: "Thế con suy nghĩ vào thời gian nào?"
Có những người không phải không nỗ lực, không cố gắng, nhưng vẫn mãi không tạo ra được thành tựu, vẫn mãi sống trong cảnh vay mượn, đó là bởi vì họ không biết cách dừng lại và soi xét lại bản thân, soi xét lại cách suy nghĩ cũng như phương thức làm việc hiện tại của mình, để rồi cứ đi mãi đi mãi trên một đường thẳng mà cái kết là một ngõ cụt.
Cứ sau mỗi một đoạn đường, dành ra thời gian nhìn nhận lại cách mình đang vận hành cuộc sống, có biết "soi xét lại" thì "lật lại được thân."
Phần đời còn lại, mong bạn là một người sống một cách thông minh, thay vì sống một cách bận rộn!