Thương tiếc ca sĩ Lệ Thu - 'Xin còn gọi tên nhau…'

Cuối cùng phép màu đã không xảy ra, sau 3 tuần ngóng đợi và nguyện cầu - nữ danh ca Lệ Thu đã xuôi tay vĩnh biệt chúng ta… Bà đã qua đời tại California, Mỹ lúc 19h ngày 15/1 (theo giờ Mỹ).
18/01/2021 07:39

(Thethaovanhoa.vn) - Cuối cùng phép màu đã không xảy ra, sau 3 tuần ngóng đợi và nguyện cầu - nữ danh ca Lệ Thu đã xuôi tay vĩnh biệt chúng ta… Bà đã qua đời tại California, Mỹ lúc 19h ngày 15/1 (theo giờ Mỹ).

Danh ca Lệ Thu qua đời sau 5 tuần chống chọi bạo bệnh

Danh ca Lệ Thu qua đời sau 5 tuần chống chọi bạo bệnh

Theo thông tin chính thức từ phía gia đình danh ca Lệ Thu và ca sĩ Quang Thành, Lệ Thu đã qua đời lúc 19 giờ ngày 15/1 giờ địa phương (tức 11h trưa nay theo giờ Việt Nam) tại bệnh viện sau 5 tuần chống chọi bạo bệnh.

Có lẽ, ca sĩ Lệ Thu là nghệ sĩ người Việt đầu tiên qua đời vì dịch cúm Covid-19. Còn nhớ, cách đây 3 tuần, từ một nguồn tin trên mạng xã hội xuất phát từ Mỹ, các báo điện tử ở Việt Nam đã nhanh nhạy đưa tin nữ danh ca Lệ Thu qua đời, nhưng rồi cũng vội vàng gỡ bài vì tin chính xác là cô vẫn đang được điều trị trong bệnh viện. Rồi bao nhiêu người hồi hộp theo dõi khi tình trạng sức khỏe của cô được cập nhật hằng giờ… Và giờ đây chỉ còn “Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng…”, khiến bao con tim thắt lại, thương tiếc một “Giọng ca vàng”…

Từ trốn mẹ đi hát phòng trà…

Ca sĩ Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16/7/1943 tại Hải Phòng. Mẹ của bà là vợ lẽ của một quan chức nhỏ, cách nhau đến 30 tuổi, sinh tất cả 8 người con, nhưng chỉ nuôi được Bùi Thị Oanh, còn lại đều đã chết khi chưa hết 3 tuổi. Năm 1953, 2 mẹ con dắt díu nhau vào Sài Gòn vì muốn trốn sự khắc nghiệt của bà vợ cả.

Mẹ con bà trú ngụ trong một căn nhà nhỏ ở chợ Vườn Chuối (đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM hiện nay). Gần nhà có một ông thầy dạy nhạc, và cô nữ sinh trường Les Lauriers đã theo học ông thầy này. Sau này bà nhớ lại, mỗi khi cô bé mới 12-13 tuổi cất tiếng hát là hàng xóm xúm lại nghe và trầm trồ: “Con nhỏ hát hay đến lạ!”. Họ đâu biết, dòng họ của bà - nhất là bên ngoại, các dì các cậu đều hát rất hay, cô có cái “gen” của họ.

Năm 1959, trong một dịp dự sinh nhật bạn bè ở nhà hàng Bồng Lai, nghe lời xúi của bạn, cô nữ sinh trường Tây 16 tuổi đã lên sân khấu hát bài Tà áo xanh (tức Dang dở của Đoàn Chuẩn). Bà hát hay đến nỗi ông chủ phòng trà đã đề nghị bà đến đó hát mỗi tối. Bà từ chối vì mẹ mình rất nghiêm khắc và rất thành kiến với giới “xướng ca vô loài”.

Ông chủ phòng trà hiến kế: “Mỗi tối, cô chỉ tới đây hát trong vòng 1 tiếng đồng hồ, từ 9h đến 10h đêm. Cứ nói dối mẹ là đến nhà bạn ôn bài…”. Rồi ông đề nghị một khoản thù lao mà cô nữ sinh xóm chợ không bao giờ dám nghĩ tới. Vậy là bà trốn mẹ đi hát từ dạo đó. Và để giấu giếm tung tích, cô bé Bùi Thị Oanh đã lấy nghệ danh là Lệ Thu - một cái tên bất chợt đến trong đầu. Lúc ấy, bà không hề nghĩ là cái tên Lệ Thu lại gắn chặt và đi theo mình suốt cuộc hành trình dương thế…

Chú thích ảnh
Nữ danh ca Lệ Thu. (Ảnh: Tiếng hát Lệ Thu)

… đến “Giọng hát vàng ròng”

Trong suốt 15 năm (1960-1975), được coi là thời hoàng kim của tiếng hát Lệ Thu, bà được giới phê bình âm nhạc miền Nam xưng tụng là “Giọng hát vàng ròng”. Giọng hát ấy, tuy không song hành cùng dòng nhạc của một nhạc sĩ nào (như Thái Thanh với nhạc Phạm Duy, Khánh Ly với nhạc Trịnh Công Sơn, Thanh Thúy với nhạc Trúc Phương…) nhưng lại “đóng đinh” với nhiều ca khúc của khá nhiều nhạc sĩ, bởi khi nghe tên của những bài hát ấy, người ta phải nghĩ ngay đến Lệ Thu, vì không có ai thể hiện hay hơn Lệ Thu qua những bài: Nước mắt mùa Thu, Ngậm ngùi, Bên cầu biên giới, Thuyền viễn xứ… (Phạm Duy), Hương xưa, Hoài cảm… (Cung Tiến), Mùa thu cho em, Xin còn gọi tên nhau… (Trường Sa), Hạ trắng, Dấu chân địa đàng, Nhìn những mua Thu đi… (Trịnh Công Sơn), Thu hát cho người (Vũ Đức Sao Biển), Mười năm tình cũ (Trần Quảng Nam)...

Quả vậy, giọng alto ấy tuy khàn khàn nhưng lại tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, nhất là khi bà hát ở những nốt cao, giọng của bà có độ vang và ngân rung hiếm có làm người nghe có cảm giác như nỗi đau được đẩy lên đến tột cùng: “Lòng cuồng điên vì nhớ ôi đâu người đâu ân tình cũ? Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa…” (Hoài cảm - Cung Tiến); “Tình trong cơn ngủ mê, rồi phai trên hàng mi, chợt khi mình nhớ về, mộng thành mây bay đi…” (Xin còn gọi tên nhau - Trường Sa)… Người nghe cảm nhận được, nỗi đau tình ái đã được cái ngân rung của Lệ Thu đun đẩy tới chót vót của sự quặn thắt, đớn đau…

Vì đâu, giọng hát của Lệ Thu lại thành công với những ca khúc bi thương tuyệt tình? Chính bà cũng cho rằng, có lẽ bài hát đầu tiên bà xuất hiện trước công chúng ở nhà hàng Bồng Lai - bài Dang dở (Tà áo xanh - Đoàn Chuẩn) đã vận vào cuộc đời của bà khiến tình duyên long đong, lận đận (3 lần làm đám cưới và 1 lần sống chung, nhưng cuối cùng vẫn đơn độc một mình).

Lệ Thu luôn nhận thua thiệt về phần mình, tại mình khờ khạo nên hạnh phúc trôi tuột. Cuộc sống lứa đôi luôn gập ghềnh, gãy đổ, nhưng Lệ Thu chưa bao giờ tạo ra một scandal tình ái, tất cả nỗi đau cô đem trút trải vào từng nốt nhạc… Thế cho nên, không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác ca khúc Nước mắt mùa Thu cho riêng cô: “… Nước mắt mùa Thu khóc than một mình. Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh. Giọng ca buồn bã vào trong đời úa. Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài. Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình...”.

Mà không chỉ có Phạm Duy, ca khúc Lệ đá (Trần Trịnh - Hà Huyền Chi) cũng được viết riêng cho Lệ Thu, còn nhà văn Mai Thảo sau khi nghe Lệ Thu hát Hoài cảm (Cung Tiến) đã tuyên bố: “Từ hôm nay, Hoài cảm đã trở nên bất tử qua giọng ca Lệ Thu”.

Chúng tôi cũng muốn mượn lời của nhà văn Mai Thảo để vinh danh một giọng ca đã trở nên bất tử, cho dù hôm nay cô đã đi vào cõi miên viễn, để mỗi khi nghe “Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng…” thì… “cho mình vẫn kêu thầm tên nhau…” (Xin còn gọi tên nhau - Trường Sa).

HÀ ĐÌNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 18/12, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.