Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) ngày 14/12 đánh giá rằng thỏa thuận một phần, hay còn gọi là "thỏa thuận giai đoạn 1", giúp tránh đánh thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, là "thông tin tích cực" đối với Mỹ và Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới.
Mỹ và Trung Quốc có thể đang trên đà tiến tới một thỏa thuận thương mại từng phần, nhưng Washington không vội ký một thỏa thuận. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố như vậy ngày 22/11 khi trả lời phỏng vấn của hãng Fox News.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ngày 21/11 cảnh báo rằng một cuộc xung đột vũ trang có thể bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu hai bên không giải quyết được cuộc chiến thương mại đang diễn ra hiện nay.
Ngày 28/10, Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép trừng phạt trả đũa Mỹ bằng thuế quan trị giá 2,4 tỷ USD do Washington không thực hiện một phán quyết của WTO liên quan đến vụ kiện về thuế chống bán phá giá dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ngày 5/9, các trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí tiến hành vòng đàm phán thương mại và kinh tế cấp cao lần thứ 13 vào đầu tháng 10 tới tại Washington.
Hầu hết các thị trường chứng khoán tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 1/7, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí nối lại đàm phán thương mại, làm dấy lên hy vọng chấm dứt cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng bầu không khí căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chỉ tạm dịu bớt trong thời gian ngắn hạn.
Cuộc chạy đua cả về kinh tế, thương mại, chính trị và mới đây nhất là trong lĩnh vực công nghệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng trên quy mô toàn cầu. Dù được hưởng lợi hay chịu thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang hết sức căng thẳng, các nước trên thế giới cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn trong một môi trường kinh doanh – tài chính khó đoán định như hiện nay.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ở giai đoạn leo thang căng thẳng. Việc đánh giá những tác động của cuộc chiến này tới kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng các cơ hội và thu hẹp các thách thức là vấn đề hết sức cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về các tác động cũng như giải pháp, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo ngành và phát triển doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung ngày càng gia tăng đã khiến nhiều ý kiến lo ngại cuộc chiến này sẽ tác động đến thương mại quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng. Trước diễn biến này, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt các diễn biến mới và có những bước đi kịp thời.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng với việc chính phủ hai bên liên tục đưa ra các tuyên bố “đấu thuế”, gây hoang mang cho nhiều quốc gia có liên đới về kinh tế, nhất là cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những bình luận, đánh giá về cục diện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; đồng thời đưa ra những khuyến nghị và cảnh báo để định hướng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có giải pháp ứng phó phù hợp.
Phát biểu trên kênh CNBC ngày 7/9, ông Kudlow cho biết các quan chức hai nước đang tiếp tục đàm phán, đồng thời bày tỏ hy vọng Washington và Bắc Kinh có thể nhanh chóng tìm được giải pháp.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất