Bão số 4 mạnh giật cấp 15: Cập nhật mới nhất diễn biến bão

Bão NORU đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Luzon Philippines, đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022
26/09/2022 19:21

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 26/9, bão NORU đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Luzon, Philippines, đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022. Thể thao và Văn hóa cập nhật những diễn biến mới nhất về cơn bão nguy hiểm này.

Cập nhật: Bão NORU di chuyển nhanh vào Biển Đông từ đêm 25/9, Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24

Cập nhật: Bão NORU di chuyển nhanh vào Biển Đông từ đêm 25/9, Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24

Trước diễn biến phức tạp của bão NORU, Bộ Y tế đã ban hành công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

tiếp tục cập nhật

Bão số 4 mạnh cấp 12-13, di chuyển theo hướng Tây, có xu hướng mạnh thêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão số 4 (Noru) ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149 km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km có xu hướng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở cách Đà Nẵng khoảng 320 km, cách Quảng Nam khoảng 270 km, cách Quảng Ngãi khoảng 260 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.  

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Bão số 4, Tin bão số 4, Tin bão mới nhất, Tin bão, Tin bão mới, Bão số 4 2022, bão số 4 năm 2022, tin bão khẩn cấp, cơn bão số 4, bao so 4, tin bao moi nhat, tin bao
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4 cập nhật tối 26/9

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km đi vào đất liền Trung Trung Bộ, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.    

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39 km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11 m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4 m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10 m, biển động dữ dội.

Từ chiều tối và đêm 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 6-8 m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1-1,5 m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13.
Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Các tỉnh, thành phố Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định chịu rủi ro thiên tai cấp 4; Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai chịu rủi ro thiên tai cấp 3.

Về diễn biến lũ, từ ngày 27 đến ngày 30/9, trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 4-8 m, hạ lưu từ 2-3,5 m. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế, sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các sông ở Phú Yên lên mức báo động 1- báo động 2, có sông trên báo động 2; sông Vu Gia (Quảng Nam), các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên lên mức báo động 2- báo động 3, có sông lên trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.

Thời tiết các khu vực đêm 26, ngày 27/9: Phía Tây Bắc Bộ đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Thủ đô Hà Nội đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 32-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nhiều mây, phía Bắc có mây, có mưa rào và dông vài nơi; phía Nam nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày có mưa to đến rất to và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Bắc cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 30-33 độ C; phía Nam 28-31 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nhiều mây, phía Bắc đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa to đến rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Bắc đến Tây cấp 3-4. Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 27-30 độ C; phía Nam 30-32 độ C.

Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, phía Bắc đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa to đến rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây đến Tây Nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 26-29 độ C. 

Nam Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 29-32 độ C.

Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9

Sáng 26/9, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm triển khai khẩn cấp, rà soát công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 4. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh chủ trì cuộc họp. Lãnh đạo thành phố đã thống nhất cho học sinh nghỉ học từ chiều 26 và các ngày 27, 28/9 để đảm bảo an toàn, đồng thời các địa phương tận dụng trường học làm nơi tránh trú bão cho các hộ dân từ vùng nguy hiểm.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết: Sở đã triển khai sớm các phương án phòng, chống mưa bão. Mực nước các hồ chứa đã được điều tiết và đang ở mức độ trung bình. Toàn thành phố có 769 tàu thuyền đã về neo đậu trong âu thuyền Thọ Quang, còn 7 tàu thuyền trên biển nhưng đã thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện còn một số diện tích rau màu chưa được thu hoạch.

Theo Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Phạm Nam Sơn, dự kiến huyện sẽ di dời 28.442 nhân khẩu. Các khu vực có nguy cơ sạt lở là khu vực núi Sọ (xã Hòa Sơn) với 43 hộ; khu Lệ Mỹ (xã Hòa Liên) với 20 hộ, thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) với 80 hộ; thôn Lộc Mỹ (xã Hòa Bắc) đã được chính quyền địa phương sẵn sàng phương án di dời. Một số khu vực có khả năng ngập úng cục bộ sẽ được chính quyền địa phương lập chốt chặn sau bão để ngăn người dân đi vào khu vực ngập lụt nguy hiểm. Huyện dự kiến trưng dụng 14 điểm trường làm nơi tránh trú bão, nên cần thiết cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9 để dọn dẹp các điểm trường, chuẩn bị nơi lưu trú cho người dân. Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã, thôn tuyên truyền kêu gọi các chủ rừng, người làm rừng khẩn trương ra khỏi rừng để tránh trú bão.

Kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng lưu ý, đây là cơn bão được dự đoán có thể gây thiệt hại lớn, nên các địa phương, đơn vị cần khẩn trương phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó. Đồng thời, chính quyền các cấp thành phố dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung tổ chức phòng, chống bão. Bí thư Thành ủy chỉ đạo chính quyền huyện Hòa Vang đi kiểm tra, đánh giá kỹ các hồ đập trên địa bàn, phân công người trực xử lý trong bão. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tháo dỡ các biển quảng cáo, phướn quảng cáo trên các tuyến đường. Các địa phương khẩn trương chằng chống cây tại các tuyến đường lớn, có nguy cơ ngã đổ.

Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng phối hợp với quận Ngũ Hành Sơn hạ hết hàng rào tôn tại các công trình thoát nước đang thi công để phòng tránh bị đổ, đặt biển báo cho người dân biết. Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương kiểm tra các tàu thuyền neo đậu, kiên quyết vận động các thuyền viên lên bờ tránh bão. Các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn thành phố tích cực tuyên truyền người dân tự tổ chức ứng phó với bão, không ra khỏi nhà khi bão đổ bộ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản…

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lưu ý các quận huyện, xã phường tiếp tục rà soát, chuẩn bị kỹ các điểm tập trung tránh trú bão, tổ chức triển khai di dân tại các vùng có nguy cơ cao, hoàn thành trong chiều 27/9. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, nếu bão cập bờ mạnh cấp 12-13 thì sẽ sơ tán tổng cộng 67.077 người dân, nếu bão mạnh cấp 14-17 sẽ sơ tán tổng cộng hơn 107.400 người.

Nhóm P.V

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có khả năng đối mặt với nắng nóng khốc liệt trong năm 2025

Việt Nam có khả năng đối mặt với nắng nóng khốc liệt trong năm 2025

Sáng 18/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Thời tiết ngày 18/12: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Trung Bộ có mưa to

Thời tiết ngày 18/12: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Trung Bộ có mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 18/12, không khí lạnh tiếp tục chi phối các khu vực trên cả nước.

Thời tiết 15/12: Bắc Bộ và Hà Nội rét đậm rét hại, nhiệt độ phổ biến 10-13 độ C

Thời tiết 15/12: Bắc Bộ và Hà Nội rét đậm rét hại, nhiệt độ phổ biến 10-13 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong sáng sớm và ngày 15/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực Nam Trung Bộ.

Thời tiết ngày 13/12: Thủ đô Hà Nội rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C

Thời tiết ngày 13/12: Thủ đô Hà Nội rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Bắc của khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.

Thời tiết đêm 8/12: Vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết đêm 8/12: Vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, có nơi dưới 10 độ C

Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Thời tiết ngày 8/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Thời tiết ngày 8/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

Thời tiết ngày 6/12: Bắc Bộ mưa rải rác, trời chuyển lạnh

Thời tiết ngày 6/12: Bắc Bộ mưa rải rác, trời chuyển lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 6/12, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục tiến gần đến biên giới nước ta.

Thời tiết ngày 1/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Thời tiết ngày 1/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 1/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.