Thờ 'Phụ' và thờ Mẫu trong văn hóa Việt (kỳ 2): 'Thờ Phụ' với vai trò thần chủ của tín ngưỡng

Song song với hệ thống các tín ngưỡng thờ Mẫu thần, các tộc người ở Việt Nam cũng tạo dựng nên những tục thờ Phụ thần. Các màu sắc tâm linh gắn với tư duy, tập quán và điều kiện địa lý của từng địa phương khác nhau.
01/05/2023 06:25
Nguyễn Phúc Nam Dương

Song song với hệ thống các tín ngưỡng thờ Mẫu thần, các tộc người ở Việt Nam cũng tạo dựng nên những tục thờ Phụ thần. Các màu sắc tâm linh gắn với tư duy, tập quán và điều kiện địa lý của từng địa phương khác nhau. 

Hãy cùng thử khảo sát một số trường hợp tiêu biểu.

Từ non cao…

Ngược lên dải núi Tây Côn Lĩnh tại Tây Bắc, truyền thuyết về vị thủ lĩnh được suy tôn làm "thủy tổ", mang tên Hoàng Vần Thùng vẫn còn sống động trong tâm thức đồng bào người La Chí nơi đây. Sinh thời, ông có công dạy bà con làm ruộng bậc thang, nuôi gà, lợn,… để thoát khỏi cảnh du cư. Sau khi cùng dân đánh đuổi giặc tràn vào cướp phá thôn bản, ông hóa rồng và bay về trời.

Vào năm hạn hán, mất mùa, người dân lập đàn cúng Vần Thùng. Lễ cúng vừa xong, ông xuất hiện dưới linh dạng một đám mây vàng hình rồng, cho mưa suốt 3 ngày, 3 đêm, người dân thoát khỏi hạn hán. Từ đó về sau, họ lập miếu thờ, cứ đến ngày Thìn, tháng Thìn (tháng Ba) âm lịch hàng năm đều làm lễ cúng tế ông, vào năm Thìn tổ chức lễ hội lớn hơn.

Thờ 'Phụ' và thờ Mẫu trong văn hóa Việt (kỳ 2): 'Thờ Phụ' với vai trò thần chủ của tín ngưỡng - Ảnh 1.

Lễ cúng Bàn Vương của người Dao ở Hoàng Su Phì (Hà Giang). Ảnh: Việt Cường/VNP

Hoàng Vần Thùng được đồng nhất với hình tượng rồng- đại diện cho nguyên tố nước, khởi nguồn của sự sống, đặc trưng trong văn hóa phương Đông. Vì vậy, không khó để có thể lý giải vì sao tín ngưỡng thờ phụng Hoàng Vần Thùng gắn liền với lịch sử nghề trồng lúa nước trên ruộng bậc thang và ước mong mưa thuận gió hòa của người La Chí. 

Trong quá trình giao lưu và chung sống dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, các dân tộc khác như Tày, Nùng, Cơ Lao…cũng đã tiếp thu hình tượng Hoàng Vần Thùng vào văn hóa tộc người mình, và tự nhận là con cháu của Ngài. Song, do đặc tính và tư duy của mỗi tộc người, nên đã hình thành những ước vọng khác nhau gửi gắm vào hình tượng này.

Bên cạnh những giai thoại nhuốm màu kì bí, cũng tồn tại ý kiến cho rằng Hoàng Vần Thùng là Hoàng Văn Đồng, một viên thổ ty cai trị vùng đất biên ải khu vực Bắc Hà (Lào Cai), Vị Xuyên (Hà Giang) dưới thời Vua Lê Trang Tông. Dù chưa xác định rõ nhưng có thể nhận định, việc suy tôn Vần Thùng làm Cha và tổ chức lễ cúng thường niên đã trở thành biểu tượng cho sự giao thoa văn hóa và tính cố kết cộng đồng giữa các cư dân ở chân núi Tây Côn Lĩnh.

Tương tự, khắp miền núi phía Bắc, vẫn còn vang vọng thiên sử thi về sự hình thành 12 họ phổ biến trong cộng đồng người Dao. Trong Bình Hoàng khoán điệp mà bà con mang theo khi thiên di xuống phương Nam có kể rằng, Bàn Hồ - nguyên là một con long khuyển (có thể hiểu là giống chó ở trên trời, mang cả giống nòi của rồng) lập công giúp Bình Hoàng -chủ nhân của mình -tiêu diệt kẻ thù. Để giữ lời với Bàn Hồ, Bình Hoàng đã gả con gái cho ông, và giao cho xuống trấn giữ miền núi phía Nam, tính từ Hồ Động Đình (thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày nay). Sau đó, Bàn Hồ sinh ra 6 người con trai và 6 người con gái, và được ông ngoại ban sắc thành 12 họ khác nhau gồm Bàn, Mãn, Trần, Lan, Đặng, Tống, Phượng, Lương, Uyển, Triệu, Đới, Lưu. Nhằm tỏ lòng tưởng nhớ vị thủy tổ, con cháu các họ người Dao nhiều đời nay đều tổ chức lễ cúng Bàn Vương trong vòng một ngày một đêm vào những tháng cuối năm âm lịch.

Hình ảnh Bàn Vương mang đậm màu sắc tô-tem giáo, gợi ta liên tưởng đến hình tượng vật tổ của người Việt - loài rồng. Đây vốn là một hình thức tôn giáo nguyên thủy, thể hiện niềm tin vào mối quan hệ thần bí giữa con người và đối tượng vật chất khác như động vật, thực vật. Biểu hiện của hình thức ấy là một cộng đồng phải dành cho đối tượng có mối quan hệ mật thiết với tổ tiên mình sự tôn trọng, kính cẩn nhất định.

Thờ 'Phụ' và thờ Mẫu trong văn hóa Việt (kỳ 2): 'Thờ Phụ' với vai trò thần chủ của tín ngưỡng - Ảnh 2.

Lễ hội Nghinh Ông tại Sông Đốc (Cà Mau)

Đi xuống biển rộng

Từ miền thượng du Bắc Bộ xuôi xuống miền duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ, những người ngư dân vùng này từ bao đời đã nam tính hóa, linh thiêng hóa hình tượng cá voi, trở thành vị thần bảo hộ cho những chuyến đi biển.

Người dân vùng Sông Đốc (Cà Mau) còn lưu truyền câu chuyện đậm màu cổ tích về người chồng xấu số bị đắm thuyền, sau khi chết hóa thành cá voi cứu người gặp nạn trên biển. Người vợ vì ra biển tìm chồng mà gặp cơn bão lớn làm chao đảo chiếc thuyền. May sao, lúc ấy, người chồng xuất hiện với hình dạng cá voi, cứu mạng vợ mình, và dặn cô ở nhà làm ruộng, nuôi con khôn lớn.

Thờ 'Phụ' và thờ Mẫu trong văn hóa Việt (kỳ 2): 'Thờ Phụ' với vai trò thần chủ của tín ngưỡng - Ảnh 3.

Lăng thờ Cá Ông tại Vũng Tàu

Sau này, Cá Ông chết, xác dạt vào bờ, người con mới nhặt xương cốt để thờ cúng. Vào ngày giỗ chạp Ông, dân trong vùng lại đến dâng lễ vật, để tỏ lòng biết ơn vì những phen cứu nguy.

Có địa phương quy ước rằng, người đầu tiên phát hiện ra xác cá voi dạt vào bờ, tức là được Ông tín nhiệm mà vinh hưởng chức "trưởng nam". Người này có nghĩa vụ như người con trai cả trong gia đình khi cha mất, như chịu tang ông trong suốt 100 ngày. Xác Cá Ông được làm lễ an táng như người bình thường, nghi thức tang chế dựa theo Thọ Mai gia lễ (soạn từ thời Trần), có điều được rút gọn so với tang lễ của người. Đủ ba năm, khi xác thịt rã ra hết, thì thực hiện cải táng, đưa xương vào lăng đã xây sẵn để thờ.

Như vậy, Cá Ông đại diện cho sự chở che, bảo vệ của người cha dành cho con mình, nên được người ngư dân tôn thờ như người cha, và thực hiện nghi thức tang lễ như người.

Như thế, lễ cúng Hoàng Vần Thùng của người La Chí, Cơ Lao, lễ giỗ kỵ Bàn Vương của người Dao và cả tục thờ Cá Ông của cư dân ven biển phía Nam dẫu có nhiều khác biệt về thời gian hình thành, huyền tích gắn với tín ngưỡng đó,..., nhưng đều có chung điểm giao thoa giữa là xuất phát từ lòng thành kính với Cha- người có công sinh ra dân tộc mình, bảo vệ và gắn kết người dân của địa phương mình trên phương diện tâm linh.

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.