loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Trước khi đến Olympic Rio 2016 không chuyên gia mà
chỉ có “người đóng thế” là đồng đội, bạn gái Vũ Thị Trang đứng ra chỉ đạo, Tiến
Minh từng được huấn luyện bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm của làng cầu
lông thế giới đến từ Indonesia.
Người đầu tiên được Liên đoàn cầu lông TP.HCM mời về dẫn dắt Nguyễn Tiến
Minh là chuyên gia người Trung Quốc Yan Shi Qiang. Tuy nhiên, sau hơi 2 năm làm
việc và ở thời điểm thi đấu không thành công tại Olympic Bắc Kinh 2008, ông Yan
Shi Qiang đã nói lời chia tay cá nhân Tiến Minh vì không thể mang đến thành
công cho niềm hy vọng số 1 của cầu lông Việt Nam.
Năm 2010, một gương mặt đáng chú ý của làng cầu lông thế giới là chuyên gia
Asep Suharno được mời về hỗ trợ cho Tiến Minh. Chuyên gia Asep Suharno sau khi
giải giải nghệ đã rất thành công trong nghiệp HLV. Ông từng dẫn dắt CLB nổi
tiếng Dusdiklat Pelista (Jakarta), nơi có đôi nam vô địch thế giới, HCĐ Olympic
Markiskdo/Hendra Setia. Các tay vợt hàng đầu của cầu lông Indonesia cũng như
thế giới là Taufik Hidayat, Sony Dwi Kuncoro, Simon Santoso… cũng từng là học
trò của ông Asep Suharno.
Tiến Minh tiếc nuối khi không có cơ hội làm việc lâu dài với chuyên gia Agus Dwi Santoso (trái).Ảnh: m.sports
Nhận mức lương 5000 USD/tháng nhưng đến đầu năm 2012, thời điểm phong độ thi
đấu của Tiến Minh không ổn định, tụt dần xuống vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng
đơn nam của Liên đoàn cầu lông thế giới, chuyên gia Asep Suharno không được gia
hạn hợp đồng và trở về nước. Hiện vị HLV này đang làm việc tại quê nhà
Indonesia và có tham gia hỗ trợ cho một tay vợt khác của cầu lông Việt Nam là
Phạm Cao Cường.
Phó Chủ tịch Liên đoàn cầu lông TP.HCM Huỳnh Thị Ngọc Liên là cầu nối đưa
một HLV người Indonesia Agus Dwi Santoso khác đến Việt Nam để huấn luyện cho
Nguyễn Tiến Minh.
Đáng tiếc là sau hai tuần thử việc mà không được Liên đoàn cầu lông TP.HCM
ký hợp đồng, chuyên gia Agus Dwi Santoso về nước và không lâu sau đó chuyển
sang làm việc với Liên đoàn cầu lông Hàn Quốc.
Olympic không chỉ là nơi VĐV tranh tài để giành những tấm huy chương, đó còn là nơi để tình yêu nảy nở và thăng hoa. Ở đó, họ cùng nhau chiến đấu, chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn.
Lý do chuyên gia Agus Dwi Santoso nhanh chóng về nước theo lý giải của đại
diện Liên đoàn cầu lông TP.HCM là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP.HCM chỉ phê duyệt
ký hợp đồng 1 năm một với chuyên gia này thay vì thời hạn 2 năm như đề xuất của
Liên đoàn cầu lông thành phố.
Không có duyên làm việc với chuyên gia Agus Dwi Santoso, người từng huấn
luyện Simon Santoso, Tommy Sugiarto, Sony Dwi Kuncoro, Tiến Minh trở về với
trạng thái không chuyên gia, tự tập luyện cũng như thi đấu kể từ đầu năm 2016.
Nhưng như Tiến Minh đã từng nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí, anh đã quá
quen với việc phải tự lực cánh sinh tập luyện và thi đấu ở những giải quốc tế
lớn nên không còn quá bỡ ngỡ.
Giờ đây, với sự trợ giúp đắc lực của đồng đội, bạn gái Vũ Thị Trang, Tiến
Minh vẫn đang nỗ lực vượt khó và thành công với con đường mình đã chọn.
Hàn Đan (tổng hợp)
loading...