A+ A A- Kiểu đọc sách

Thể thao Việt Nam bay lên cùng Ngày Độc lập 2/9

06:12 02/09/2020
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công..."

Thể thao Việt Nam phải sớm tăng tốc!

Thể thao Việt Nam phải sớm tăng tốc!

Mất nhiều tháng "đóng băng" vì dịch bệnh Covid-19, nếu được trở lại trong thời gian tới, thể thao Việt Nam cần phải sớm tăng tốc khi những thách thức phía trước đã cận kề.

Ngay trong những ngày đầu tiên đất nước giành được độc lập, sức khỏe của con người, của nhân dân đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Đó chính là nền tảng quan trọng để nền Thể dục thể thao (TDTT) cách mạng sớm ra đời và đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, của đất nước thông qua 5 sự kiện được xem là mốc son tiêu biểu sau đây.

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục"

Ngày 27/3/1946, trên các báo Cứu Quốc, Việt Nam khoẻ và nhiều tờ báo khác đăng lời “Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục”. Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, người viết:

"Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.

............

Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục.

Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Với những việc làm như: Ra Sắc lệnh thành lập ngành Thể dục Thể thao, viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, đích thân phát động phong trào Khỏe vì nước phát triển sôi nổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nền TDTT mới của nước Việt Nam mới. Với những ý nghĩa lịch sử sâu sắc đó, ngày 27/3 được Nhà nước ta lấy làm “Ngày Thể thao Việt Nam” hàng năm.

2. Trận cầu của ngày đoàn tụ

Trận đấu bóng đá đầu tiên tổ chức tại phía Nam sau chiến thắng 30/4 diễn ra đúng vào ngày Quốc khánh 2/9/1975 trên sân Thống Nhất giữa 2 đội Hải Quan và đội Ngân hàng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ. Trận đấu này quy tụ nhiều cầu thủ của các đội bóng miền Nam trước giải phóng đã tạo được ảnh hưởng tích cực đến đời sống thể thao của đất nước.

Tuy nhiên, phải 1 năm sau, thể thao và cụ thể là bóng đá hai miền Nam - Bắc mới thực sự hội ngộ. Đó là vào cuối năm 1976, đội bóng đá Tổng cục Đường sắt đại diện cho lực lượng công nhân lao động phía Bắc được cử vào thi đấu giao hữu tại khu vực phía Nam. Và ngày 7/11/1976, sân Thống Nhất với sức chứa 2,5 vạn người chật kín khán giả chứng kiến trận đấu giữa Cảng Sài Gòn - Tổng cục Đường sắt. Tỷ số chung cuộc là 2-0 nghiêng về đại diện của bóng đá miền Bắc, nhưng vượt lên tất cả trận cầu đã đi vào lịch sử khi vượt lên trên hết là niềm vui ngày đoàn tụ.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Sau chuyến du đấu của đội Đường sắt và 1 số đội bóng đá miền Bắc khác, Đến năm 1978, giải vô địch quốc gia đầu tiên, đó là giải bóng bàn toàn quốc được tổ chức từ ngày 22 đến 26/3 tại thành phố biển Quy Nhơn.

3. Olympic Moscow 1980 và đoàn Thể thao đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam

Đất nước hoàn toàn thống nhất, nhưng những khó khăn khách quan và chủ quan đã khiến tiến trình hội nhập với thể thao quốc tế không thể sớm bắt đầu. Phải tới tháng 4/1980, trong phiên họp tại Lausanne (Thụy Sĩ), Ban chấp hành Ủy ban Olympic quốc tế IOC đồng ý công nhận chính thức tư cách thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam IOC.

Với quyết định này của IOC, đoàn thể thao của nước của nước CHXHCN Việt Nam đủ điều kiện tham dự sự kiện thể thao quốc tế đầu tiên và cũng là sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh - Thế vận hội mùa Hè Olympic lần thứ XXII tổ chức tại Moscow (Liên Xô cũ).

Mùa Hè 1980, thời điểm mà nền kinh tế thời hậu chiến còn cực kỳ khó khăn, việc 35 tuyển thủ của các môn: Bơi, vật tự do, điền kinh và bắn súng sang Moscow để dự Olympic đúng là kỳ tích, dù lần tham dự Thế vận hội này được nước chủ nhà Liên Xô giúp đỡ đáng kể, trong bối cảnh các nước tư bản khi ấy đứng đầu là Mỹ tẩy chay đại hội.

Tất nhiên, với trình độ chuyên môn lúc này, đoàn Thể thao Việt Nam không có thành tích nào đáng kể. Dấu ấn lớn nhất có lẽ chỉ là trận thắng của đô vật Phí Hữu Tình trước nhà vô địch thế giới 10 năm liền người Cameroon - Victor Kede Manga -với tỷ số khó tin 12-0.

Kể từ Olympic Moscow 1980, quá trình hội nhập quốc tế của thể thao nước nhà trở nên sâu hơn, toàn diện hơn với tư cách thành viên phong trào Olympic quốc tế. Tới năm 1982, đoàn Thể thao Việt Nam bắt đầu tham dự Đại hội thể thao châu Á ASIAD tại New Dehli (Ấn Độ) và xạ thủ súng ngắn nam Nguyễn Quốc Cường đang mang về tấm huy chương đầu tiên (HCĐ súng ngắn bắn nhanh). Năm 1989, đoàn thể thao nước CHXHCN Việt Nam chính thức tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á SEA Games tại Kuala Lyumpur (Malaysia)...

4. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ghi tên Việt Nam lên đỉnh cao Olympic

Trở lại và Thể thao Việt Nam nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên bản đồ thể thao quốc tế. Tại khu vực Đông Nam Á, tới năm 2003, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức SEA Games lần thứ 22 và cũng lần đầu vươn lên vị trí số 1 toàn đoàn. Tính cho đến nay, Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong Top 3 và SEA Games đã không còn là mục tiêu chính, mà chỉ còn là bàn đạp để hướng tới châu lục, thế giới.

Tương tự, tại ASIAD, các tuyển thủ Việt Nam cũng bắt đầu có được chức vô địch ở những môn thế mạnh như: võ thuật, điền kinh, đua thuyền, cử tạ... để đứng trong tốp đầu của thể thao châu lục. Còn ở sân chơi Olympic, năm 2000 nữ võ si Taekwondo Trần Hiến Ngân đã mang về tấm HCB đầu tiên, 8 năm sau tại Olympic Bắc Kinh, lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn cũng giành ngôi á quân hạng 56kg nam.

Nhưng để chạm tới đỉnh cao của thể thao thế giới thì phải là Olympic Rio de Janeiro (Brazil) năm 2016, khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh làm nên kỳ tích lớn nhất cho thể thao nước nhà. Giành HCV nội dung 10m súng ngắn hơi và HCB nội dung 50m súng ngắn tự chọn, nam xạ thủ Quân đội không chỉ trở thành VĐV giàu thành tích nhất trong lịch sử, mà cũng là lần tiên trong lịch sử ghi tên Thể thao Việt Nam lên đỉnh cao nhất của Thế vận hội Olympic.

5. Bóng đá thổi bùng tình yêu dân tộc

Cùng với những bước tiến của thể thao nói chung, bóng đá Việt Nam dù mới chỉ bắt đầu trở lại với sân cỏ quốc tế từ năm 1991 (SEA Games lần thứ 16 tại Philippines), nhưng cũng mất có 4 năm để có chỗ đứng tại khu vực (á quân SEA Games 18 tại Chiang Mai, Thái Lan)... và lúc này không chỉ đứng đầu Đông Nam Á, mà còn đủ sức cạnh tranh ở nhiều giải đấu châu lục, thế giới...

Với vị thế của môn thể thao Vua, bóng đá luôn có chỗ đứng đặc biệt trong lòng người hâm mộ nước nhà nhiều thập kỷ qua. Nhưng có lẽ, phải tới 3 năm gần đây, bằng liên tiếp những kỳ tích trên đấu trường quốc tế, bóng đá mới thực sự là niềm tự hào, góp phần lan tỏa tinh thần, lòng tự tôn dân tộc cho mỗi người con đất Việt.

Dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng người Hàn Quốc, ông Park Hang Seo cùng dàn cầu thủ trẻ có tài năng và đạo đức, các đội tuyển Việt Nam chỉ trong 2 năm 2018 đến 2019 đã có được bảng vàng thành tích đáng kể. Á quân U23 châu Á 2018, vào bán kết ASIAD 2018; vô địch AFF Cup 2018; vào tứ kết ASIAN Cup 2019 và gần nhất là hiện thực hóa giấc mơ Vàng tại SEA Games 30 sau 60 năm chờ đợi.

Vũ Minh (tổng hợp)

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...