Nhà văn Sơn Nam: Tiên báo về thảm họa biến đổi khí hậu ở miền Tây

Nhà nghiên cứu Pascal Bourdeaux (đại diện Viện Viễn Đông bác cổ tại TP.HCM) vừa có buổi hội thảo “Sơn Nam hay tính đối ngẫu của một tác phẩm” tại TP. HCM.
31/01/2015 07:45

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà nghiên cứu Pascal Bourdeaux (đại diện Viện Viễn Đông bác cổ tại TP.HCM) vừa có buổi hội thảo “Sơn Nam hay tính đối ngẫu của một tác phẩm” tại TP. HCM. Tuy ở quy mô nhỏ, nhưng hội thảo đã hé lộ nhiều ý hướng nghiên cứu táo bạo, mới mẻ, mà rõ nhất là mối quan hệ giữa tác phẩm của Sơn Nam với vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL ngày nay.

Qua tác phẩm, tính đối ngẫu của Sơn Nam có thể ở các cặp phạm trù song hành như: sáng tác/biên khảo, thực tế/hư cấu, bác học/bình dân, tính thi ca/tính dân tộc học... “Dù ở bất kì khía cạnh nào thì Sơn Nam vẫn chỉ có một niềm đau đáu, đó quê hương Nam bộ của ông, nơi mà ông gọi là nền văn minh sông nước. Tôi không có chút thẩm quyền nào để nói về tác phẩm Sơn Nam từ góc độ văn chương, nhưng từ góc độ lịch sử, văn hóa và các hệ lụy từ biến đổi khí hậu thì tác phẩm Sơn Nam là một gợi ý để thông hiểu” - Pascal Bourdeaux nói.

Từng ngạc nhiên vì vốn tiếng Pháp của Sơn Nam

Pascal Bourdeaux (sinh năm 1972), sau khi lấy bằng cử nhân về ngôn ngữ và văn minh Việt Nam tại Pháp, đã lăn lộn ở Nam bộ nhiều năm để làm luận án tiến sĩ (ngành lịch sử). Đây cũng là giai đoạn mà anh nhiều lần cà phê thuốc lá với Sơn Nam để đặt rất nhiều câu hỏi, từ chuyện văn bản, sách vở cho tới văn hóa, tập tính, tâm lý của dân Nam bộ.


Nhà văn Sơn Nam

“Chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, Sơn Nam nói thứ tiếng Pháp của thập niên 1930-1940, tuy cũ về cách thức, nhưng hoàn toàn chính xác. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi Sơn Nam kể bao năm rồi chỉ đọc sách tiếng Pháp chứ ít khi nói, nên việc giữ được ngữ âm chuẩn như vậy là rất khó”, Pascal kể.

Sau vài năm giảng dạy lịch sử và văn minh Đông Nam Á tại Paris, Pascal trở lại TP.HCM làm đại diện Viện Viễn Đông bác cổ, với một dự án dài hơi, dành tâm sức để nghiên cứu về biến đổi khí hậu và những tác động của nó lên văn hóa, xã hội, lịch sử tại ĐBSCL.

“Chính lúc này tôi đã nhớ lại những gì mình đã đọc của Sơn Nam thời tuổi trẻ ở Pháp, rồi những cuộc trao đổi với ông tại Gò Vấp, với nhiều gợi ý sâu sát và tuyệt vời. Về tiểu sử, Sơn Nam cũng có tính đối ngẫu, trong tác phẩm và trong lời nói khác nhau, tác phẩm thì dung dị, nhưng lời nói thì quyết liệt, sâu sắc, không ngại va chạm”, Pascal kể.


Pascal Bourdeaux diễn thuyết về Sơn Nam

Và hồi chuông báo động về biến đổi khí hậu

Không chỉ tìm hiểu về sức tác động mang tính nền tảng từ tác phẩm của Sơn Nam đến việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, Pascal Bourdeaux còn muốn biết Sơn Nam đã trở thành chứng nhân của văn minh sông nước, thành nhà Nam bộ học, thành “ông già Nam bộ” như thế nào? Trả lời được điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể tìm được sự kế thừa, bởi vấn đề của ĐBSCL không thể dừng lại ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Đây là vấn đề của cả vùng đất, quốc gia và khu vực.

Tại buổi hội thảo, Pascal kể rằng cũng từ Sơn Nam mà ông tìm đọc Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển cùng nhiều người khác, rồi Nguyễn Ngọc Tư và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh về sau này. Chính Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã làm phim Mùa len trâu từ truyện của Sơn Nam và Nước 2030 từ truyện Nguyễn Ngọc Tư. Nhìn cảnh mênh mông trong Nước 2030 có thể nói là một tiên liệu đầy xót xa và lo lắng về ĐBSCL trong tương lai gần.

“Nhìn một cách tách bạch thì họ không liên quan gì đến việc biến đổi khí hậu, nhưng bằng tác phẩm gián tiếp của mình, họ đã trực tiếp gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người”, Pascal kết luận.

Dự báo 45% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập mặn

Tại hội thảo quốc tế “Hạ tầng nước và các thách thức trong biến đổi khí hậu” (tháng 11/2014 ở thành phố Cần Thơ), các chuyên gia hàng đầu đã đưa ra dự báo gây choáng váng: 45% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập mặn vào năm 2030. Tại đây, ông Trần Hữu Hiệp (Vụ trưởng Vụ Kinh tế) cũng đồng tình với dự báo này. Ông còn cho biết ĐBSCL đã đóng góp hơn 50% sản lượng lúa của cả nước, hơn 90% lượng gạo xuất khẩu; 70% sản lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.