Kéo co là Một di sản Đông - Tây

Kéo co không chỉ là một môn thể thao có tính chất di sản với cả nhân loại, mà còn từng là những cuộc tranh tài từng góp mặt ở Olympic vào đầu thế kỷ 20 và đang tìm đường trở lại với Thế vận hội hiện đại
10/01/2016 17:00

(Thethaovanhoa.vn) - Kéo co không chỉ là một môn thể thao có tính chất di sản với cả nhân loại, mà còn từng là những cuộc tranh tài từng góp mặt ở Olympic vào đầu thế kỷ 20 và đang tìm đường trở lại với Thế vận hội hiện đại.

Lịch sử kéo co trải dài suốt từ thời Trung Quốc và Ai Cập cổ đại. Con người khắp thế giới đã nắm chặt sợi dây thừng để kéo về hai phía từ rất lâu rồi. Lâu tới mức nó từng là một nội dung thi đấu ở kỳ Olympic mùa Hè hiện đại thứ hai trong lịch sử Paris năm 1900 (vô địch là đôi liên danh Thụy Điển-Đan Mạch. Đội Mỹ rút lui vì 3 người trong đội kéo co của họ phải thi đấu ở nội dung ném búa diễn ra cùng giờ. Đó là một kỳ Olympic kỳ lạ). Kéo co tiếp tục là một môn thể thao Olympic cho tới năm 1920.

Có hẳn giải Vô địch kéo co Thế giới

Sau 1920, kéo co với vai trò một môn thể thao chính thức ngày càng mất đi tầm ảnh hưởng. 40 năm sau Olympic Antwerp 1920, lần cuối cùng kéo co tham gia Thế vận hội, Liên đoàn kéo co quốc tế (TWIF) được thành lập. Năm 1965, giải vô địch kéo co châu Âu đầu tiên được tổ chức ở London. Từ 1968 tới 1974, đã diễn ra các giải vô địch châu Âu thường niên và giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức năm 1975 ở Hà Lan. Mỗi năm kể từ đó, giải VĐTG và vô địch châu Âu diễn ra cứ hai năm một xen kẽ nhau. Kéo co cũng là một nội dung ở World Games, đại hội thể thao diễn ra 4 năm một lần cho các môn không phải Olympic.

Ở các nội dung thi đấu, các đội nam, nữ và hỗn hợp được chia ra theo hạng cân và tham dự các giải ở cấp độ CLB và ĐTQG. Luật thi đấu rất đơn giản: 3 lần kéo, mỗi đội 8 người, đội nào kéo được trung điểm của sợi dây qua khỏi một điểm nhất định chiến thắng. Nhưng sự đơn giản đó chính là vấn đề.

Cathal McKeever là một giám đốc trường học đã về hưu ở Bắc Ireland. Ông cũng là chủ tịch TWIF trong 5 năm qua. “Hãy hỏi vợ tôi, bà ấy sẽ nói tôi dành tất cả thời gian cho kéo co”, McKeever nói. “Từ khi tôi thành chủ tịch, tôi dành cho nó rất nhiều thời gian mỗi ngày. Không có một ngày nào trôi qua mà tôi không tham gia vào một khía cạnh nào đó của kéo co”.

Sở dĩ như thế là vì McKeever đã tự đặt mục tiêu đưa kéo co trở lại với nơi nó từng hiện diện: các kỳ Olympic. Khi bạn đang cố gắng tạo ra một môn thể thao Olympic gần như từ số không, bạn sẽ phải làm việc cật lực, nhất là khi nếu bạn không được trả tiền cho điều đó (McKeever và 4 thành viên của ủy ban điều hành TWIF đều là những tình nguyện viên).

McKeever nói hiện có hơn 60 quốc gia thành viên của TWIF. Nhiều đội mạnh nhất thế giới tập bốn hoặc năm lần trước các giải. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của kéo co khiến nó không thể phổ biến là nó cực kỳ tập trung. Một số vùng đất, ngôi làng, hay thị trấn luôn là nơi sản sinh ra những tay kéo co giỏi nhất. Do không còn là một môn thể thao Olympic, kéo co đã trở thành một truyền thống được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, một môn thể thao mà bạn chỉ chơi khi bạn biết nó tồn tại.

“Kéo co là một trong những môn thể thao của những người lớn lên trong những cộng đồng có lịch sử kéo co lâu đời”, McKeever nói. “Và kéo co trở thành một phần của truyền thống cộng đồng đó, gần như ăn vào máu thịt. Qua nhiều năm, nó thường là một môn thể thao của vùng nông thôn, vì bản chất của nó”.

Thế là, trên khắp thế giới, bạn bắt gặp những cộng đồng gìn giữ và cực kỳ say mê môn kéo co, ở Anh, Ireland, Hà Lan, Thụy Sĩ, những cộng đồng đã chơi môn này hàng thế kỷ. Nhưng chính sự bảo tồn địa phương hóa và tập trung hóa cao độ đó khiến kéo co chưa bao giờ đạt tới sự phổ biến cần thiết để là một môn thể thao Olympic. Với một môn thể thao còn mới mẻ, các CLB nghiệp dư, dù đam mê ở đâu, ở Mỹ, Anh, vài nước châu Âu, Nhật Bản, và Trung Quốc, là chưa đủ. “Bạn cần một chương trình phát triển cải thiện các tiêu chuẩn của môn này, đưa những HLV đẳng cấp thế giới tới nhiều vùng khác nhau”, McKeever nói.  

Tính đồng đội cao độ

Dù bị đặt bên cạnh những trò như bịt mắt đập nồi hay hai người ba chân, vốn chẳng thể gọi là thể thao, hiếm môn thể thao nào mang tính đồng đội cao độ như kéo co. Nó cũng có các công thức khuôn mẫu, thường bạn sẽ xếp người từ tay kéo thấp nhất tới cao nhất chẳng hạn, và mỗi người thường đảm nhận một công việc khác nhau, nhưng tất cả đều quyết tâm vì một việc duy nhất: kéo hết sức sợi dây thừng.

Mỗi thành viên được yêu cầu hy sinh cho đội. Bất cứ sự sáng tạo hay ngẫu hứng nào cũng phải là một nỗ lực đồng đội. “8 người kéo có giống như một chuỗi xích”, McKeever ví von. “Nó mạnh nhất cũng chỉ bằng mắt xích yếu nhất. Nếu bạn có 7 tay lão luyện, nhưng một người yếu, bạn sẽ chẳng thể đi xa. Trong bóng đá hay bóng bầu dục, bạn có thể vẫn chiến thắng vơi một mắt xích yếu, nhưng điều đó không xảy ra trong kéo co”.

McKeever thậm chí còn đi xa hơn: “Nhiều người không tham gia tích cực vào kéo co coi nó chỉ là một trò chơi địa phương, nghiệp dư cho vui là chính. Chúng tôi không muốn hình ảnh đó ở các giải VĐTG của chúng tôi”. Những nỗ lực như của McKeever đã giúp Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận kéo co là một môn thể thao, một bước tiến lớn. TWIF từng hy vọng kéo co được xem xét ở Olympic 2020, nhưng một danh sách rút gọn các môn thể thao có thể góp mặt vừa công bố gần đây không có kéo co. Nỗ lực tiếp theo sẽ là năm 2024.

Cho tới khi đó, toàn bộ việc đào tạo, phát triển, và phổ biến môn kéo những sợi dây thừng ngoài bãi đất trống sẽ trông cậy cả vào những tình nguyện viên không được trả tiền như McKeever.

Một bức vẽ trên lăng mộ 4.000 tuổi ở Sakkara, Ai Cập đã cho thấy hình ảnh những nam thanh niên trẻ kéo co. Ở nhiều nền văn minh, kéo co là một trò vui thường thấy ở các hội làng. Nhiều quốc gia nông nghiệp cổ đại có những hoạt động kéo co rõ ràng: Myanmar, Congo, Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Hawaii, New Guinea, New Zealand, và cả Việt Nam. Ở Triều Tiên, các ngôi làng thời cổ đại còn có tập tục dùng kéo co để giải quyết tranh chấp. Hình ảnh kéo co cũng đã được đưa vào kỷ niệm chương của Olympic Seoul 1988.

Kéo co ở các giải VĐTG hay châu Âu là cuộc chơi giữa những VĐV trong trang phục tươm tất và có một đôi giày chuyên dụng, được sản xuất bởi các hãng thể thao hàng đầu thế giới. Thậm chí, có cả giày chuyên đấu ngoài trời (trên sân cỏ) và trong nhà (thảm).

Trần Trọng

Tin cùng chuyên mục

Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 19/12: Ninh Bình  đánh trận thứ 3

Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 19/12: Ninh Bình đánh trận thứ 3

Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 19/12/2024 - Thethaovanhoa.vn cập nhật lịch thi đấu chi tiết các giải bóng chuyền trong và ngoài nước ngày hôm nay.

Bảng xếp hạng bóng chuyền các CLB nữ thế giới 2024 hôm nay

Bảng xếp hạng bóng chuyền các CLB nữ thế giới 2024 hôm nay

Bảng xếp hạng bóng chuyền các CLB nữ thế giới 2024 - Cập nhật BXH giải bóng chuyền mà CLB bóng chuyền LPB Ninh Bình tham dự.

Chủ công bóng chuyền nữ Việt Nam xếp trên Như Quỳnh và Nguyệt Anh, nhận quyết định của HLV Tuấn Kiệt

Chủ công bóng chuyền nữ Việt Nam xếp trên Như Quỳnh và Nguyệt Anh, nhận quyết định của HLV Tuấn Kiệt

Cô ấy không chỉ sở hữu vẻ ngoài nổi bật mà còn gây ấn tượng bởi khả năng phòng ngự và đỡ bước 1 khá tốt. Nhiều CĐV bóng chuyền Việt Nam

Tin nóng thể thao tối 18/12: Bích Tuyền có cơ hội mới để xuất ngoại; phụ công số 1 Việt Nam được khen ngợi đặc biệt

Tin nóng thể thao tối 18/12: Bích Tuyền có cơ hội mới để xuất ngoại; phụ công số 1 Việt Nam được khen ngợi đặc biệt

Tin nóng thể thao: Bích Tuyền chơi nổi bật ở giải vô địch các CLB bóng chuyền nữ thế giới và hoàn toàn có hy vọng xuất ngoại. Phụ công Nguyễn Thị Trinh được khen ngợi sau màn trình diễn trước đội bóng số 1 thế giới.

Người hùng bóng chuyền nữ Việt Nam giải nghệ, bước sang trang mới trong cuộc đời

Người hùng bóng chuyền nữ Việt Nam giải nghệ, bước sang trang mới trong cuộc đời

Cô ấy là một trong những cây chuyền hai xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam, nổi tiếng với khả năng sửa bóng xấu. Nhưng khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, cô ấy bất ngờ giải nghệ

Ngôi sao vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam kết hôn với đồng nghiệp bằng tuổi, huyền thoại Ngọc Hoa tới chúc mừng

Ngôi sao vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam kết hôn với đồng nghiệp bằng tuổi, huyền thoại Ngọc Hoa tới chúc mừng

Cô ấy là nhà vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam, nổi tiếng với đôi chân dài miên man và nền tảng thể lực dồi dào. Ở tuổi 27, cô ấy quyết định làm đám cưới với đồng nghiệp bằng tuổi. Huyền thoại Ngọc Hoa tới góp vui và chúc mừng hạnh phúc.

Mẹ của nhà vô địch cờ vua thế giới bật khóc nức nở khi con trai giành vinh quang ở tuổi 18

Mẹ của nhà vô địch cờ vua thế giới bật khóc nức nở khi con trai giành vinh quang ở tuổi 18

Khoảnh khắc mẹ của Gukesh Dommaraju bật khóc sau khi con trai trở thành Vua cờ thế giới đã gây sốt tại Ấn Độ.

Kết quả bóng chuyền giải vô địch các CLB nữ thế giới hôm nay 18/12: Ninh Bình thua trận thứ hai

Kết quả bóng chuyền giải vô địch các CLB nữ thế giới hôm nay 18/12: Ninh Bình thua trận thứ hai

Kết quả bóng chuyền giải vô địch các CLB nữ thế giới hôm nay ngày 18/12/2024: Đại diện Việt Nam là LP Bank Ninh Bình đối đầu ứng viên vô địch Conegliano

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.