(Thethaovanhoa.vn) - Tác phẩm Truyện Kiều được in nguyên bản tiếng Việt Nam và bản dịch thơ bằng tiếng Nga sẽ chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 6/11 tại Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới kỉ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1766-2016).
Được thực hiện từ năm 2013, tác phẩm này được dịch trên cơ sở văn bản tập khảo đính
Truyện Kiều của Giáo sư Nguyễn Thạch Giang tái bản tại Việt Nam lần thứ 7, dịch sang tiếng Nga vẫn mang tên Kiều (КИЕУ) và có tên thứ hai là
Đoạn trường tân thanh (Стенания стерзанной души).
Đây là một công trình tập thể của nhóm dịch giả Việt Nga, gồm những nhà Việt Nam học, Nga học, trong nhiều năm qua đã tham gia các chương trình trao đổi, truyền bá văn hóa Nga-Việt như: Phó Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng; dịch giả Đoàn Tử Huyến và Vũ Thế Khôi; nhà thơ Vasili Popov (Nga); nhà Việt Nam học người Nga, phó giáo sư Ngôn ngữ học Anatoli Socolov.
"Truyện Kiều", ngoài ngôn ngữ thuần Việt và Hán Việt, còn được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Nhật... và sắp tới là tiếng Nga
Trong quá trình dịch, nhóm dịch giả tuân thủ theo nguyên tắc: Tác phẩm được dịch ra văn xuôi và hiệu đính lần thứ nhất; sau khi hiệu đính xong lần thứ hai mới dịch ra thơ. Bản dịch thơ sẽ được đối chiếu với bản dịch văn xuôi một cách kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở trao đổi, góp ý và cuối cùng thống nhất ý kiến.
Đó là chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc tọa đàm về Phác thảo vẽ tranh nàng Kiều do Trung tâm Dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học công nghệ (CTCS) và Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam tổ chức vào ngày 21/6 vừa qua.
Đại diện nhóm biên dịch cho biết, nhóm xác định điều quan trọng nhất không phải là giải mã, chuyển nghĩa thông thường mà là làm sao để có một bản dịch nghĩa sát với nguyên bản, một bản dịch thơ hoàn chỉnh, chuyển tải được trọn vẹn nội dung Truyện Kiều mà không làm mất đi vẻ đẹp về nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng bậc nhất trong văn học Việt Nam.
Đặc biệt, trong Truyện Kiều có tới 3.236 điển cố, điển tích, thành ngữ, tục ngữ, các cụm từ Hán Việt. Nhóm biên dịch không có kỳ vọng chú thích toàn bộ mà cố gắng diễn giải ngay trong từng câu thơ, giúp các độc giả nắm bắt được ý nghĩa nội dung.
Bên cạnh đó, nhóm cũng thực hiện việc đánh số các câu thơ trong bản tiếng Nga nhằm giúp người đọc theo dõi nội dung của truyện thơ Để giúp độc giả Nga các lứa tuổi, tầng lớp xã hội và học vấn khác nhau bước đầu tiếp xúc với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lời nói đầu của cuốn sách viết khái quát về thân thế, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII.
Nhà nghiên cứu Hán - Nôm Vũ Văn Kính sinh năm 1919 ở thôn Thanh Sầm, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đã vĩnh viễn giã từ chúng ta hồi 7h30 ngày 27/8/2009, hưởng thọ 90 tuổi.
Phần tóm tắt Truyện Kiều được viết một cách chọn lọc, tương đối chi tiết theo diễn biến của cốt truyện. Sau đó là sự phân tích ngắn gọn, làm nổi bật Truyện Kiều là tác phẩm mang tính hiện thực và nhân đạo cao cả, một bộ tiểu thuyết bằng thơ (роман в стихах) được coi là một bộ Bách khoa toàn thư về xã hội Việt Nam trong quá khứ...
Cho đến nay kiệt tác Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau với 35 bản dịch. Từ ngày 3-5/12, Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh và vinh danh danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du dự sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh - quê hương ông.
PV