loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Hôm nay thứ Hai 14/11, người dân tại Úc sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú Siêu Mặt Trăng (Supermoon) lớn nhất trong vòng gần 70 năm qua.
Siêu mặt trăng hay còn gọi là “trăng non cận điểm” hoặc “trăng tròn cận điểm” là một hiện tượng thiên văn xuất hiện lúc trăng mới mọc hoặc trăng tròn trùng khớp với điểm gần trái đất nhất trên quỹ đạo của mặt trăng.
Người dân Úc và cả khách du lịch tập trung tại cầu cảng Sydney, nơi tốt nhất để ngắm hiện tượng đặc biệt này.
Theo các nhà thiên văn, mặt trăng sẽ lớn hơn bình thường 14%, sáng hơn bình thường 30%. Siêu mặt trăng sẽ tồn tại trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Cận cảnh "Siêu Trăng" ở Nhật Bản - Nguồn: Youtube
Cụ thể, mặt trăng sẽ đạt cực đại (cách trái đất khoảng 356,509 km) vào ngày 14/11, lúc 01:52pm theo giờ UTC (khoảng 00:52am ngày 15/11 theo giờ Đông Bộ Úc Châu).
Siêu mặt trăng không phải hiện tượng hiếm. Trong năm nay, siêu mặt trăng xảy ra đến ba lần. Lần đầu tiên vào ngày 16/10 vừa qua, lần thứ hai là tháng 11 này và lần cuối cùng là ngày 14/12 tới.
Tuy nhiên, siêu mặt trăng ngày 14/11 là siêu mặt trăng lớn nhất trong 7 thập kỷ qua, kể từ năm 1948. Và ước tính khoảng 18 năm nữa hiện tượng này mới lặp lại.
Sự xuất hiện của ba siêu mặt trăng liên tiếp đã là một kỳ tích thiên văn hiếm hoi trong lịch sử. Chúng ta phải đợi đến năm 2034 mới có dịp chiêm ngưỡng Siêu Mặt Trăng lần nữa.
"Siêu Trăng" ở Úc
"Siêu Trăng" ở Florida (Mỹ) ngày 13/11. Nguồn: Youtube
Truyền hình Thông tấn VNEWS
loading...