loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 7/2, Bộ trưởng Thông tin Venezuela Jorge Rodríguez đã công bố các bằng chứng về âm mưu lật đổ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro do phe cực hữu tiến hành với sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ và Colombia.
Trận động đất có cường độ 7,8 xảy ra trên đảo Nam của New Zealand hồi tháng 11/2016 đã đẩy dịch chuyển 2 hòn đảo chính của nước này tới 5 mét, thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa chúng cũng như dần nhấn chìm một thành phố.
Theo hãng thông tấn Venezuela AVN, tại cuộc họp báo diễn ra ở Phủ tổng thống, ông Rodriguez cho biết âm mưu lật đổ chính quyền hợp hiến do Tướng quân đội về hưu Oswaldo Valentín García Palomo cầm đầu và lên kế hoạch. Đối tượng này đã ị lực lượng tình báo Venezuela bắt giữ cuối tháng 1 vừa qua khi đang cố nhập cảnh từ Colombia vào Venezuela. Kế hoạch lật đổ Tổng thống Maduro ban đầu dự định vào ngày 27/1, sau đó lùi lại sang ngày 31/1 và cuối cùng là 3/2, song âm mưu đã bị đập tan.
Trong đoạn video mà Bộ trưởng Rodriguez công bố tại buổi họp báo, đối tượng Garcia Palomo đã thừa nhận về âm mưu quân sự được lên kế hoạch để chống chính quyền và gây bất ổn xã hội với sự hỗ trợ của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và một số quan chức Colombia. Theo lời khai của đối tượng trên, các mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự này gồm Phủ tổng thống căn cứ không quân Carlota và hệ thống thông tin liên lạc tại thủ đô Caracas.
Nhân vật này cho biết thêm cựu Chủ tịch của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát Julio Borges, hiện đang tị nạn tại Colombia, là một trong những đối tượng cầm đầu thực hiện các kế hoạch chống lại Tổng thống Maduro, trong đó có âm mưu sát hại ông Maduro hồi tháng 8 năm ngoái tại lễ kỷ niệm 81 năm thành lập lực lượng Phòng vệ quốc gia Venezuela.
Liên quan nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, cùng ngày, hội nghị nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình và thiết lập cuộc đối thoại giữa Chính phủ Venezuela với phe đối lập đã được tổ chức tại thủ đô Montevideo của Uruguay. Tham dự hội nghị có Nhóm liên lạc quốc tế về tình hình Venezuela (ICG), gồm 8 nước châu Âu ủng hộ Chủ tịch của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát Juan Goaido (Hoan Goa-i-đô) là Pháp, Đức, Italy, Bồ Đào nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh và Hà Lan, cùng đại diện của Bolivia, Costa Rica, Ecuador, Mexico và Uruguay.
Tại hội nghị, Bolivia, Mexico và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia Caribe (CARICOM) đã không thông qua tuyên bố chung vì cho rằng các đề xuất của ICG mang tính chất can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela, không phù hợp với mục đích của hội nghị, không đảm bảo lập trường trung lập, đồng thời đi ngược lại Cơ chế Montevideo gồm 4 giai đoạn mà Uruguay đưa ra trước đó. ICG đã đề xuất tổ chức bầu cử tổng thống ở Venezuela, không công nhận cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2018 với chiến thắng thuộc về Tổng thống Maduro.
Trong khi đó, căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Venezuela chưa có điểm dừng khi cùng ngày, chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với các thành viên của Quốc hội Lập hiến Venezuela. Đặc phái viên Mỹ về Venezuela Elliott Abrams (Ê-li-ốt A-bram) cho biết Bộ Ngoại giao nước này hủy thị thực nhập cảnh đối với một số quan chức Venezuela trong bối cảnh Washington đang gia tăng áp lực đối với Tổng thống Maduro.
Trong nhiều năm qua, Mỹ đã gây sức ép ngoại giao và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Venezuela. Mới đây nhất, ngay trước khi Tổng thống Maduro tuyên thệ nhậm chức ngày 10/1 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt đối với một số cá nhận và 23 thực thể của Venezuela.
TTXVN
loading...