A+ A A- Kiểu đọc sách

Vaccine CoronaVac của Trung Quốc ghi nhận kết quả thử nghiệm khả quan

11:41 08/09/2020
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 7/9, công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc thông báo các kết quả sơ bộ thử nghiệm từ giai đoạn đầu đến giai đoạn giữa đối với "ứng cử viên" vaccine ngừa COVID-19 do công ty này bào chế cho thấy sản phẩm an toàn đối với những người cao tuổi, trong khi các phản ứng miễn dịch do vaccine này kích hoạt yếu hơn chút ít đối với những người trưởng thành trẻ tuổi hơn.

Dịch COVID-19: Nga bắt đầu thử nghiệm loại vaccine thứ hai trong tuần này

Dịch COVID-19: Nga bắt đầu thử nghiệm loại vaccine thứ hai trong tuần này

Ngày 7/9, công ty BioNTech của Đức tuyên bố đang mở rộng phạm vi nghiên cứu toàn cầu của vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm việc tiến hành thử nghiệm ngay tại Đức. 

Đại diện truyền thông của Sinovac - ông Lưu Bái Thành (Liu Peicheng) nêu rõ vacinne ứng viên CoronaVac của công ty này không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng trong các thử nghiệm kết hợp giai đoạn 1 và giai đoạn 2, được tiến hành vào tháng 5 vừa qua với sự tham gia của 421 người ở độ tuổi từ 60 trở lên. 

Theo ông Lưu Bái Thành, những tình nguyện viên trên được chia thành 3 nhóm và lần lượt được tiêm 2 liều CoronaVac thấp, trung và cao. Kết quả cho thấy hơn 90% trong số này ghi nhận gia tăng đáng kể kháng thể. Mức kháng thể ở những đối tượng trẻ tuổi hơn mặc dù yếu hơn chút ít song vẫn trong dự tính.

Chú thích ảnh
Australia từng cho kết quả quan trên động vật. Ảnh: TTXVN

Cũng theo ông Lưu Bái Thành, có thể bảo quản CoronaVac duy trì chất lượng ổn định tới 3 năm, qua đó có thể mang lại cho Sinovac lợi thế phân phối vaccine đến những khu vực không có khả năng bảo quản lạnh. Tuy nhiên, đại diện của Sinovac không công bố dữ liệu hoàn chỉnh. 

Vaccine CoronaVac đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối ở người tại Brazil và Ấn Độ nhằm kiểm chứng mức độ an toàn và hiệu quả trước khi đăng ký cấp phép để đưa vào sản xuất đại trà.

Vaccine này đã được cấp cho hàng chục nghìn người, trong đó có 90% nhân viên của Sinovac và gia đình họ, như một phần trong kế hoạch tiêm chủng khẩn cấp của Trung Quốc nhằm bảo vệ người dân trước nguy cơ mắc COVID-19

Hiện nay, trong số 8 loại vaccine ngừa COVID-19 đang ở giai đoạn thử nghiệm thứ 3 trên thế giới, có 4 loại là của Trung Quốc.

Cùng ngày 7/9, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Mariangela Simao, cho biết tổ chức này đang làm việc với Trung Quốc về những quy định cấp phép quốc tế đối với các loại vaccine ngừa COVID-19 của nước này. 

Phát biểu tại một buổi họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Simao nêu rõ văn phòng WHO ở Trung Quốc và trụ sở của WHO đang làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề trên, trong đó hai bên chia sẻ thông tin và trao đổi về những quy định cấp phép quốc tế đối với vaccine.

Liên quan cuộc đua bào chế vaccine ngừa COVID-19, cùng ngày 7/9, công ty dược BioNTech SE của Đức và công ty Pfizer của Mỹ đã được cấp phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đối với ứng cử viên vaccine BNT162b2 tại Đức. 

Thông cáo báo chí chung của hai công ty trên nêu rõ Viện Vacccine và Y sinh liên bang - cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép dược phẩm của Đức - đã phê duyệt cho tiến hành thử nghiệm trên.

Theo thông cáo, nghiên cứu lâm sàng tại Đức là một phần trong một nghiên cứu toàn cầu do BioNTech SE và Pfizer hợp tác, được khởi động vào cuối tháng 7 vừa qua. Nghiên cứu này nhằm đánh giá độ an toàn và hiệu quả của vaccine BNT162b2 với sự tham gia của 30.000 người ở độ tuổi từ 18 đến 85. Cho đến nay hơn 25.000 người đã tham gia nghiên cứu này.     

BioNTech và Pfizer dự kiến tháng 10 tới đăng ký cấp phép phân phối vaccine trên nếu thử nghiệm lâm sàng hiện tại thành công. Nếu được phê duyệt, BioNTech và Pfizer có thể cung cấp 100 triệu liều vaccine cho toàn thế giới đến cuối năm 2020 và hơn 1,3 tỷ liều đến cuối năm 2021.

Thanh Hương/TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...