loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 27/12, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc khẳng định không có thẩm quyền xem xét lại thỏa thuận đạt được năm 2015 giữa Seoul và Tokyo về vấn đề phụ nữ bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sĩ Nhật trong thời Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
"vấn đề phụ nữ mua vui xảy ra có liên quan đến quân đội Nhật... và Chính phủ Nhật Bản thấy có trách nhiệm" đối với vấn đề này, đồng thời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ “xin lỗi và ân hận từ đáy lòng” đối với các nạn nhân.
Tòa án Hiến pháp nêu rõ: “Thỏa thuận là một văn kiện chính trị và những đánh giá khác nhau về thỏa thuận này thuộc về lĩnh vực chính trị”. Tòa đã ra quyết định trên sau gần 4 năm xem xét đơn khiếu nại do 29 nạn nhân và 12 thân nhân của những “phụ nữ mua vui” nộp lên tòa năm 2016.
Các nguyên đơn cho rằng thỏa thuận vi phạm các quyền cơ bản của những phụ nữ mua vui đòi Nhật Bản phải chịu trách nhiệm pháp lý vì những hành vi của mình. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng nói rằng thỏa thuận trên không thuộc phạm vi xem xét của Tòa án Hiến pháp. Tháng 6/2018, chính phủ đã yêu cầu tòa bác bỏ đơn khiếu nại.
Thỏa thuận về phụ nữ mua vui đạt được tháng 12/2015 dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo đó, phía Nhật Bản đồng ý nhận trách nhiệm về vấn đề phụ nữ bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sĩ Nhật trong thời chiến. Tokyo đã đóng góp 1 tỷ yen (khoảng 9,1 triệu USD) vào một quỹ được lập để hỗ trợ các nạn nhân.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Moon Jae-in chỉ trích thỏa thuận khi cho rằng văn kiện này không thể giải quyết được vấn đề, và quyết định giải thể quỹ hỗ trợ nói trên vào tháng 7/2018. Chính quyền Tokyo phản đối động thái của Hàn Quốc, cho điều này vi phạm thỏa thuận giữa hai nước.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc dự kiến tác động đáng kể đối với quan hệ vốn căng thẳng giữa hai nước láng giềng ở Đông Bắc Á.
Nguyễn Hằng/TTXVN
loading...