loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Mới đây, Trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL) đã đăng tải trên website một bài viết công bố về loại kháng thể mới có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2.
Ngày 11/10, hãng dược phẩm AstraZeneca thông báo "hỗn hợp kháng thể đơn dòng" của hãng này, mang tên AZD7442, đã đáp ứng được các mục tiêu chính trong cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối.
Theo đó, các nhà khoa học vừa tìm ra một loại kháng thể có hiệu quả được đánh giá là mạnh nhất từ trước đến nay. Mọi biến thể hiện tại của virus SARS-CoV-2 đều bị kháng thể này chống lại.
Theo các nhà khoa học đánh giá, loại siêu kháng thể này có hiệu quả mạnh nhất từ trước đến nay. Vì vậy, họ sẽ tiến hành sản xuất thuốc có chứa kháng thể này.
Theo bài công bố, nghiên cứu lần này có hai tổ chức cùng tham gia, là Trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL) và bệnh viện Đại học Lausanne (CHUV) của Thụy Sĩ. Sau một thời gian, các nhà khoa học đã phát hiện ra loại kháng thể mới trong lympho bào của bệnh nhân Covid-19.
Kháng thể này có khả năng ngăn chặn quá trình sao chép của virus, từ đó giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt SARS-CoV-2 trong cơ thể bệnh nhân. Để thấy rõ hiệu quả của kháng thể, nhóm nghiên cứu đã làm thí nghiệm lên chuột hamster và cơ chế bảo vệ trên đã được chứng minh.
Lượng kháng thể của vaccine Moderna cao gấp 2 lần so với vaccine Pfizer. Các nhà khoa học cũng nhận định, loại kháng thể mới này rất có thể sẽ là phương thức điều trị phòng ngừa "đáng quan tâm" dành cho nhóm người gặp rủi ro trước Covid-19 nhưng chưa tiêm chủng, hoặc cho người không thể sinh phản ứng miễn dịch sau tiêm. Với hiệu quả bảo vệ bệnh nhân lên đến 4-6 tháng.
Từ những ưu điểm trên, CHUV và EPFL dự định sẽ sản xuất loại thuốc có chứa kháng thể này. Theo kế hoạch, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên sẽ được tiến hành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, cả hai tổ chức cũng nhấn mạnh, loại kháng thể này không nhằm thay thế vaccine ngừa Covid-19.
Hiện tại, vaccine ngừa Covid-19 vẫn được xem là phương thức hữu hiệu nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều loại vaccine mới với hiệu quả cao đã được ra đời. Điển hình như mới đây, Trung Quốc đã công bố vaccine Covid-19 dạng khí dung đầu tiên, với hiệu quả làm tăng kháng thể trung hoà gấp 250 đến 300 lần sau hai đợt sử dụng vaccine bất hoạt.
Trang web của công ty dược phẩm CanSinoBIO đăng tải, sử dụng vaccine Covid-19 (Ad5-nCoV) bằng cách phun khí dung sẽ làm mũi tiêm nhắc lại sau khi hoàn thành hai liều vaccine bất hoạt có khả năng sinh miễn dịch cao hơn so với tiêm vaccine bất hoạt cho liều tăng cường.
Zhu Tao, đồng sáng lập và giám đốc khoa học của CanSinoBIO cho biết, thông qua các thử nghiệm lâm sàng, có thể thấy một chế độ tăng cường cơ bản khác nhau có thể làm tăng phạm vi, cường độ và thời gian của phản ứng miễn dịch, hơn là một liều tăng cường thuần nhất.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên khắp thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu và phát triển các loại vaccine ngừa Covid-19. Ngay Việt Nam cũng đang rất nỗ lực để sản xuất vaccine nội địa. Chắc chắn với những thành công đạt được, ngành y tế thế giới sẽ sớm tìm ra con đường tốt nhất để đẩy lùi Covid-19.
CẬU BÉ 6 THÁNG TUỔI CÓ LƯỢNG LỚN KHÁNG THỂ COVID-19
Newsbreak đăng tải, mới đây một cậu bé tên Henry, sống tại bang North Carolina (Mỹ) đã được bố mẹ đưa đi khám sức khoẻ định kì tại một bệnh viện gần nhà. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, Henry dù mới chỉ 6 tháng tuổi nhưng lại có lượng kháng thể Covid-19 rất lớn trong máu. Đáng nói, cậu bé chưa tiêm vaccine Covid-19 và chưa từng nhiễm bệnh.
Giải thích về điều này, các chuyên gia y tế nhận định có hai nguyên nhân khiến cho Henry sở hữu kháng thể trong máu. Và cả hai đều là xuất phát từ cô Bush (mẹ của Henry). Cô từng mắc Covid-19 vào những tháng đầu của thai kỳ. Sau 10 ngày điều trị, cô đã khỏi bệnh. Vài tháng sau, cô tiếp tục tiêm vaccine Covid-19. Rất có thể Henry đã được truyền kháng thể từ mẹ qua hai cách, một là khi cô Bush mang thai cậu bé, hai là nhờ sữa mẹ.
|
Trà My
loading...