A+ A A- Kiểu đọc sách

Thế giới trên 203 triệu ca mắc Covid-19, hơn 4,3 triệu người đã chết

09:20 09/08/2021
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 9/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 203.404398 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.306.942 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 182.702.650 người.

Cập nhật dịch Covid-19 ngày 9/8: TP HCM 2.349 ca, Bình Dương 1.725 ca, Hà Nội 9 ca

Cập nhật dịch Covid-19 ngày 9/8: TP HCM 2.349 ca, Bình Dương 1.725 ca, Hà Nội 9 ca

Báo Thể thao và Văn hóa liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.

Xét theo khu vực, châu Á là nơi có số ca nhiễm cao nhất với 64.152.290 ca, tiếp đó là châu Âu với 52.436.236 ca, Bắc Mỹ với 43.653.008 ca, Nam Mỹ với 35.969.980 ca. Số ca bệnh tại châu Phi hiện đã vượt ngưỡng 7 triệu ca sau khi số ca mắc mới tăng mạnh, lên tổng cộng 7.075.119 ca. Cuối cùng là châu Đại Dương với 117.044 ca.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có số ca bệnh và ca tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 36.543.338 ca và 633.116 ca. Sau đó đến Ấn Độ với 31.969.588 ca nhiễm và 428.339 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc với 20.165.672 ca nhưng đứng thứ 2 về số ca tử vong với 563.470 ca. Trong số 10 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh còn có Nga, Pháp , Anh (mỗi nước có hơn 6 triệu ca nhiễm), Thổ Nhĩ Kỳ (5,9 triệu ca), Argentina (5 triệu ca), Colombia và Tây Ban Nha (mỗi nước hơn 4 triệu ca).

Dịch Covid hôm nay, Ca nhiễm covid hôm nay, Covid Bình dương, Covid TP HCM, covid thế giới, Dịch Covid 19 hôm nay, ca nhiễm covid 19 hôm nay, Covid 19 Bình dương, Covid
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Ở châu Á, giới chức thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc đã hoàn thành xét nghiệm COVID-19 cho toàn thành phố sau khi xuất hiện trở lại các các dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo nhà chức trách Vũ Hán, việc xét nghiệm cho hơn 11,28 triệu người từ hôm 3/8 đã “cơ bản sàng lọc hoàn toàn” dân số trong thành phố, trừ nhóm trẻ dưới 6 tuổi và các sinh viên đại học đang nghỉ Hè. Hoạt động xét nghiệm đại trà này được triển khai sau khi Vũ Hán phát hiện các trường hợp lây nhiễm dịch COVID-19 ở các lao động ngoại tỉnh một ngày trước đó.

Tại châu Phi, Bộ Y tế Tunisia ghi nhận 2.546 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Bắc Phi này lên 610.660 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 122 ca, nâng tổng số lên 20.931 ca.
Ở Trung Đông, Iran thông báo số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này với lần lượt là 39.619 ca và 542 ca, tổng số ca bệnh và tử vong lên 4.158.729 ca và 94.015 ca.

Tính đến ngày 8/8, 12.589.587 người dân ở Iran đã nhận được ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 3.072.371 người đã nhận đủ 2 liều vaccine. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Iran cũng đã ban hành các biện pháp hạn chế mới, trong đó có việc tăng cường tiêm chủng vaccine.

Ở châu Mỹ, Bộ Y tế Cuba đã ghi nhận 9.427 ca nhiễm mới và 83 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 458.219 ca, trong đó 3.438 ca tử vong. Đến nay, 25,1% dân số nước này đã được tiêm chủng đầy đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19.

Về vấn đề vaccine, một khảo sát ban đầu tại Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đều có các tác dụng phụ tương tự hoặc ít hơn so với khi tiêm mũi thứ hai. Israel bắt đầu tiêm mũi tăng cường cách đây 10 ngày cho những người trên 60 tuổi trong nỗ lực làm giảm tốc độ lây lan của biến thể Delta, qua đó cơ bản đưa nước này trở thành nơi thử nghiệm cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước khi Washington phê duyệt mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba.

Nhiều nước như Đức, Pháp, Mỹ... sẽ tổ chức tiêm liều vaccine bổ sung (mũi thứ 3) từ tháng 9 năm nay để bảo vệ người dân trước làn sóng lây nhiễm bệnh COVID-19 mới do biến thể Delta gây ra. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây kêu gọi các nước tạm hoãn kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ 3 để đảm bảo nguồn cung vaccine cho các nước nghèo , đặc biệt là các nước khu vực châu Phi – nơi tỷ lệ tiêm người đã tiêm chủng vaccine chỉ chiếm khoảng 1,5% dân số toàn khu vực.

Trần Quyên/TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...