Tết ông Công, ông Táo: Bụi hương bay trắng xóa chân cầu
(TT&VH Online) - Không biết cưỡi cá chép ông Công có về trời được không nhưng Tết ông Công, ông Táo là một phong tục đẹp trong đời sống văn hóa nước nhà. Tuy nhiên, cái cách mà nhiều người dân tiễn ông Công về trời ngày nay dường như chưa phù hợp với phong tục đẹp ấy!
Tết ông Công, ông Táo là một phong tục đẹp
Ở Hà Nội, ngoài “đường hồ”, ông Công còn về trời bằng đường sông. Nhiều người quan niệm nếu đi bằng “đường hồ” sẽ làm ông bí bách nên “tăng bo” giúp ông ra tận sông Hồng.
Điều đáng nói là bên cạnh nhiều người mang cá xuống cạnh mép nước thả không ít người vì ngại nên đứng luôn trên dốc ngược cá xuống sông. Nhiều cá vì bé, lại “cắm đầu” lao xuống mặt nước từ trên cao nên khi đáp xuống mặt sông đã “chết ngửa bụng”. Đáng thương hơn, là cảnh cá chết ngay trên núi rác thải mắc lại nơi chân cầu.
Không chỉ thả cá, nhiều người còn nhân tiện xả xuống sông Hồng đủ thứ rác, chủ yếu là chân hương, bát nhang, tro nhang, “nhà cũ” của ông Công, túi nylon và rác thải gia đình. Nếu cứ tình trạng xả rác như thế này, có lẽ không chỉ dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa bị ô nhiễm mà những người dân vạn chài đang sống dưới chân cầu, phía hạ lưu, nói như ai: “Từ nay đến Tết ăn đủ...”.
Tuy nhiên cách người dân tiễn ông Công, ông Táo vào ngày 23 Tháng Chạp còn nhiều điều phải bàn
Ném cả bộ bàn thờ xuống sông
Bụi chân hương bay trắng xóa chân cầu
Chân hương làm ô nhiễm cả dòng sông
Sông Hồng đầy rác sau khi người dân thả cá
Phạm Nguyễn