A+ A A- Kiểu đọc sách

Sóng thần tại Indonesia: Báo động nguy cơ loài tê giác một sừng bị 'xóa sổ'

21:19 28/12/2018
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Sau thảm họa sóng thần ở eo biển Sunda ngày 22/12 vừa qua, bên cạnh những thiệt hại về người và tài sản, giới chức Indonesia lo ngại về nguy cơ tuyệt chủng của loài tê giác một sừng đang được bảo tồn tại nước này nếu xảy ra một trận sóng thần thảm khốc khác.

Đi săn trộm tê giác bất ngờ bị đàn sư tử cắn xé đến chết

Đi săn trộm tê giác bất ngờ bị đàn sư tử cắn xé đến chết

Ít nhất hai người bị tình nghi là thợ săn trộm tê giác đã bị một bầy sư tử cắn xé đến chết rồi ăn thịt tại một khu bảo tồn tư nhân ở Nam Phi.

Theo thống kê, Indonesia hiện có khoảng 70 con tê giác một sừng, loài động vật nằm trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao, đang được bảo tồn tại công viên quốc gia Ujung Kulon ở mũi phía Tây của đảo Java. Vị trí này cách không xa ngọn núi lửa Anak Krakatoa vốn là nguyên nhân gây ra thảm họa sóng thần vừa qua. Tuy không có con tê giác nào bị sóng thần cuốn trôi, nhưng các quan chức Indonesia đang lo ngại nguy cơ một thảm họa tương tự tấn công công viên Ujung Kulon.

Chú thích ảnh
Tê giác một sừng  Ảnh: East News /Gerard LACZ Images

Các chuyên gia tại công viên Ujung Kulon đang đứng trước áp lực cần phải tìm một "nơi ăn chốn ở" mới cho cộng đồng tê giác một sừng. Công tác này đã kéo dài trong suốt 8 năm. Các chuyên gia đã khảo sát toàn bộ khu vực Java và đảo Sumatra) lân cận, song chưa tìm được địa điểm lý tưởng. Ông Widodo Ramono, Giám đốc Quỹ Bảo tồn tê giác một sừng của Indonesia, nhận định nếu loài động vật quý hiếm này chỉ được bảo tồn tập trung tại một khu vực thì khi xảy ra sự cố, loài tê giác này sẽ rất dễ dàng bị xóa sổ hoàn toàn.

Trước đó, ngày 28/12, giới chức Indonesia đã ban bố lệnh sơ tán quy mô lớn ở các khu dân cư dọc eo biển Sunda sau khi cảnh báo nguy cơ xảy ra một thảm họa sóng thần thứ hai do tác động từ đợt phun trào của núi lửa Anak Krakatau cuối tuần qua.

Loài tê giác một sừng từng sinh sống từng có mặt tại khắp Đông Nam Á. Tuy nhiên, nạn săn bắt trộm và các hoạt động mở rộng sinh hoạt của con người đã dẫn tới giảm số lượng loài này. Trong đó, nạn săn bắt trộm được cho là nguyên nhân chính, chủ yếu để lấy sừng tê giác, vốn được cho là một loại dược liệu có giá trị cao trong y học phương Đông truyền thống và có giá cao tại các chợ đen, mặc dù cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể về giá trị dược liệu của sừng tê giác./.

Minh Ngọc/TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...