loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/3 đã công bố các hình ảnh vệ tinh của một vụ nổ thiên thạch cường độ mạnh trên Biển Bering. Vụ việc xảy ra từ ngày 18/12 nhưng cho tới gần đây mới được các chuyên gia phát hiện ra.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện hai hố cổ đại có thể là dấu vết của một mảnh thiên thạch khổng lồ vỡ làm đôi trước khi rơi xuống Trái Đất hàng trăm triệu năm trước.
Vụ nổ giải phóng khoảng 173 kiloton năng lượng, gấp 10 lần quả bom hạt nhân thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hình ảnh ghi lại vài phút sau khi quả cầu lửa tan biến vào trong bầu khí quyển cho thấy hình ảnh của cái đuôi thiên thạch bên trên các đám mây. Những đám mây chuyển màu cam do nhiệt lượng mạnh tỏa ra từ thiên thạch.
Các bức ảnh mới công bố do 2 thiết bị cài đặt trên vệ tinh Terra của NASA chụp lại. Một bức ảnh tĩnh chụp vào 23h50 theo giờ GMT và một loạt ảnh liên hoàn khác chụp vào 23h55. NASA sau đó đã gộp chùm ảnh này để tạo thành một hình ảnh động về cái đuôi của thiên thạch. NASA ước tính thiên thạch này xuất hiện vào 23h48 giờ GMT.
Đây là vụ nổ thiên thạch mạnh nhất trong bầu khí quyển kể từ vụ nổ thiên thạch tại thị trấn Chelyabinsk của Nga vào năm 2013. Vụ nổ giải phóng 440 kiloton năng lượng và làm 1.500 người bị thương, chủ yếu do trúng các mảnh kính cửa sổ bị vỡ.
Vụ nổ thiên thạch mới xảy ra trên biển Bering, cách bờ biển của Nga vài trăm km. Hình ảnh đầu tiên của vụ việc do một vệ tinh thời tiết của Nhật Bản chụp lại và cũng mới công bố trong tuần này.
Các thiên thạch là đá không gian, bốc cháy sau khi tiến vào và ma sát với bầu khí quyển của Trái Đất. Chúng còn được biết đến với tên sao băng.
Minh Ngọc/TTXVN
loading...