loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 26/1, Đặc phái viên Mỹ về hòa giải Afghanistan, ông Zalmay Khalilzad đã hoan nghênh “những tiến triển đáng kể” trong quá trình đàm phán với phiến quân Taliban nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc chiến tại Afghanistan.
Giới chức Afghanistan ngày 2/12 thông báo một thủ lĩnh cấp cao của phiến quân Taliban, Abdul Manan, đã bị tiêu diệt trong một vụ không kích của Mỹ tại tỉnh Helmand miền Nam nước này hôm 1/12.
Phát biểu trên mạng xã hội Twitter sau khi kết thúc 6 ngày đàm phán với Taliban tại Qatar, ông Khalilzad nhấn mạnh: “Các cuộc gặp ở đây đã có hiệu quả hơn rất nhiều so với trong quá khứ. Chúng tôi đã đạt những tiến triển đáng kể trong các vấn đề quan trọng”.
Mặc dù vậy, ông Khalilzad cho rằng tiến trình đàm phán với Taliban vẫn sẽ tiếp diễn và chưa có gì được đảm bảo. Theo ông Khalilzad, bất cứ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm các cuộc đối thoại giữa Taliban và Chính phủ Afghanistan.
Trước đón các nguồn tin của lực lượng Taliban ngày 26/1 cho hay đại diện đàm phán của nhóm này và các quan chức Mỹ đã kết thúc vòng đàm phán mới tại Qatar. Theo đó, hai bên đã hoàn tất các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt 17 năm cuộc xung đột tại Afghanistan.
Các nỗ lực ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Afghanistan đã được đẩy mạnh trong năm 2018 sau khi Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên người gốc Afghanistan Zalmay Khalilzad đứng đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban. Tính đến nay, ông Khalilzad đã tiến hành 4 cuộc đàm phán với các đại diện của Taliban, song bạo lực không vì thế mà giảm đi. Trong khi đó, mối quan ngại về việc các lực lượng vũ trang Afghanistan khó có thể chống lại mối đe dọa từ Taliban khi không có sự ủng hộ quân sự từ phía Mỹ đang ngày một tăng sau khi Tổng thống Donald Trump bày tỏ mong muốn giảm khoảng 7.000 binh sĩ, tức 1/2 số binh sĩ đang đồn trú tại Afghanistan.
Nỗ lực đàm phán về một thỏa thuận hòa bình nhằm chất dứt cuộc chiến 17 năm qua ở Afghanistan đã gặp trở ngại vì những bất đồng liên quan đến việc Taliban kiên quyết bác bỏ đề nghị đối thoại trực tiếp với Chính phủ Afghanistan, trong khi Mỹ và các nước lớn trong khu vực cho rằng tiến trình hòa bình phải do người dân Afghanistan dẫn dắt và làm chủ.
Afghanistan đã rơi vào tình trạng an ninh bất ổn do các cuộc giao tranh giữa quân đội và phiến quân Taliban. Lợi dụng tình trạng rối ren, nhiều tổ chức khủng bố đã thiết lập mạng lưới tại quốc gia này. Theo thống kê của Liên hợp quốc, kể từ tháng 1/2009, hơn 26.500 thường dân ở Afghanistan đã thiệt mạng và gần 49.000 người bị thương do xung đột vũ trang ở nước này.
Trong bối cảnh đó, việc Mỹ quyết định giảm một nửa trong tổng số 14.000 binh sĩ đồn trú tại quốc gia Nam Á này, trong khi hòa đàm giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban vẫn không đạt được tiến bộ, làm gia tăng quan ngại về nguy cơ an ninh tại đất nước này trong thời gian tới.
TTXVN
loading...