Hôn nhân của Obama: Hạnh phúc trong "sóng nhẹ"
Nhưng ông Barack đã nhầm, đứa bé không ngừng khóc. Bực mình, ông tung chăn, bước về phòng con, vừa đi vừa cằn nhằn: “Giời ơi, Michelle, em có thể làm cho con bé nín được không?”. Chẳng nói chẳng rằng, bà Michelle vừa nhẹ nhàng vỗ về con gái, vừa ném cho chồng cái nhìn sắc lạnh.
Ông Barack đã quen với những cái nhìn như vậy kể từ khi sinh đứa con gái đầu Malia hồi năm 1998. Bà Michelle, giống nhiều bà mẹ đang đi làm, là người phải giơ vai gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc con. Bà lo ngại khi thấy chồng sẵn sàng đặt chính trị lên trên gia đình.
“Anh chỉ nghĩ tới bản thân thôi”, bà Michelle trách móc - “Em chả bao giờ nghĩ sẽ nuôi con một mình”. Ông Barack tin rằng việc chú ý tới sự nghiệp chỉ là mang lại lợi ích cho vợ con và đã không để ý đến những lời trách móc. Ông còn tỏ ra bực dọc với những lời nói như vậy, gọi đó là những chuyện “nhỏ nhặt” và “không công bằng”. Ông nghĩ rằng thật kỳ cục khi vợ mình than phiền về việc phải chăm sóc con trong khi từng có nhiều năm đau khổ vì chuyện muộn thai và đã nghĩ tới việc xin con nuôi.
Bà Michelle, một người thành đạt, đã đặt ra những tiêu chuẩn rất cao mà ông Barack không thể đuổi theo. Khi bà Michelle bùng nổ, hai vợ chồng thường giận nhau vài ngày. Sau 8 năm sống chung, bà Michelle thậm chí đã nghĩ rằng cuộc sống vợ chồng của mình chỉ còn tính từng ngày.
Tuy nhiên đầu tháng 9/2001, tất cả các mâu thuẫn dường như tan biến. Các bác sĩ chẩn đoán Sasha bị bệnh viêm màng não. “Thế giới của tôi thu hẹp chỉ còn một điểm duy nhất và tôi chẳng tập trung vào bất cứ thứ gì bên ngoài 4 bức tường của căn phòng bệnh viện” - ông Barack kể lại. Bệnh viêm màng não của Sasha và sự kiện 11/9 đã lôi gia đình Obama lại gần nhau. Tuy nhiên sau này vẫn có những lúc bà Michelle gặp khủng hoảng. Bà thổ lộ trong cuốn sách: “Tôi không muốn người ta nghĩ rằng chuyện của chúng tôi thật dễ dàng. Chúng tôi có một cuộc hôn nhân bền chặt nhưng không hoàn hảo”.
Bà Michelle (bìa phải) ủng hộ ông Biden (thứ hai từ trái)
vào liên doanh tranh cử với ông Barack Obama
Theo ông, câu khẩu hiệu trên thật “trẻ con” và “cũ rích”. Ông còn yêu cầu trợ lý tìm khẩu hiệu khác cho tới khi bà Michelle nói điều ngược lại: “Khẩu hiệu này sẽ hiệu quả. Hãy tin em”.
Sự kiện “Yes, we can” không phải là lần duy nhất bà Michelle có ý kiến liên quan tới các quyết định trọng đại của chồng và thực tế, ông chịu ảnh hưởng khá mạnh từ vợ. Đơn cử như việc chọn ứng viên phó tổng thống. Theo tác giả Christopher Andersen, chính bà Michelle là người đã loại bà Hillary Clinton ra khỏi vị trí này và chừa chỗ cho ông Joe Biden. “Anh có thực sự muốn có Bill và Hillary ở ngay cạnh mình trong Nhà Trắng không?” - bà chất vấn chồng - “Liệu anh có thể chung sống với điều đó không?”. Câu trả lời dĩ nhiên là không và tháng 8/2008, ông Biden đã được chọn là người đứng chung liên danh tranh cử với ông Barack Obama. Ngoài ông Biden, bà Michelle còn quan tâm tới một ứng viên phó tổng thống khác: cựu Thống đốc bang Alaska Sarah Palin. Cũng chính bà đã gọi điện thảo luận với ông Barack Obama về khả năng thành lập liên danh tranh cử với một đảng viên Cộng hòa, sau khi bà Palin được ông John McCain lựa chọn.
Người ta có thể thấy trong cuốn sách này rằng, xét về tổng thể thì cuộc hôn nhân của ông bà Obama khá êm đẹp và không có những mối quan hệ “ngoài luồng” như ở gia đình Clinton. Chỉ một chút sóng gió nổi lên vào thời điểm ông Barack tranh cử tổng thống Mỹ. Bà Michelle im lặng để “phạt” chồng do có quá nhiều chị em vây lấy ông, bỏ số điện thoại vào túi và thì thầm những lời nói gợi tình với ông. Sau một lần vận động tranh cử ở Peoria, Illinois, ông Barack đã chui vội vào xe và nói với vợ: “Chúa ơi, anh đã phải thầm cầu xin để các cô đó thôi rờ rẫm mình”. Bà Michelle dĩ nhiên không ưa câu đùa “thô ơi là thô” của chồng.
Được biết, trước cuốn sách trên, Christopher Andersen đã viết tổng cộng 28 cuốn khác nhau, gồm những tác phẩm thuộc diện bán chạy liên quan tới gia đình Clinton, Công nương Diana và Caroline Kennedy. Cuốn sách về gia đình Obama được tác giả này dành sự ưu ái đặc biệt: “Điều thú vị là bạn viết sách về một gia đình nắm quyền lực cao nhất, nhưng rồi nhận ra nó giống như một câu chuyện tình cổ điển. Độc giả có thể thấy cuốn sách gần gũi. Họ khó có thể cảm thấy gẫn gũi khi liên hệ với gia đình Kennedy hoặc một cặp vợ chồng năng động như nhà Clinton. Nhưng gia đình Obama thì khác. Họ hết lòng vì nhau và là trường hợp có một không hai”.