loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Theo worldometers.info, tính đến 8h00 sáng 22/8 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới ghi nhận hơn 23 triệu bệnh nhân COVID-19, trong đó 802.000 người đã tử vong.
Giới chức y tế Canada cho biết dịch bệnh đã lan ra khắp đất nước với tổng số 313 ca nhiễm tại 10 tỉnh thành tính đến ngày 15/3.
Tại châu Mỹ, Mỹ, Brazil tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh của khu vực và thế giới khi ghi nhận lần lượt thêm 49.000 và 31.000 ca nhiễm mới. Bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ hiện là hơn 5,7 triệu người, trong khi Brazil là khoảng 3,5 triệu người. Số bệnh nhân nhiễm mới ở hai nước khác tại châu Mỹ là Argentina và Colombia tăng thêm hơn 8.000 người tại mỗi nước.
Tại châu Á, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ tăng thêm 69.000 người lên hơn 2,9 triệu người, trong đó gần 56.000 người đã tử vong. Các nước Philippines và Indonesia cũng xác nhận thêm lần lượt 4.700 và 2.100 bệnh nhân nhiễm mới. Nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha cũng ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm mới.
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhiều nước đã siết chặt các biện pháp phòng dịch. Tây Ban Nha khuyến cáo người dân tự cách ly trong nhà. Các cơ quan chức năng nước này đã khuyến cáo người dân tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh chủ động phòng ngừa bằng cách ở trong nhà, không ra ngoài khi không thật cần thiết. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm hơn 8.000 ca mắc COVID-19 mới, cao hơn ngày hôm trước 1.000 người.
Tunisia tái áp đặt lệnh giới nghiêm tại điểm nóng dịch bệnh El Hamma khi số bệnh nhân nhiễm mới tại thị trấn có khoảng 100.000 dân này tăng mạnh trong những ngày qua. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 17h hôm trước tới 5h sáng hôm sau và trước mắt sẽ kéo dài trong vòng một tuần. Quốc gia Bắc Phi này hiện có 2.543 bệnh nhân COVID-19, trong đó 63 người đã tử vong.
Liban tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa trên phạm vi cả nước. Theo thông báo mới nhất, chính quyền Liban yêu cầu người dân ở trong nhà thêm hai tuần nữa nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh COVID-19 lây lan trong bối cảnh các cơ sở y tế nước này vẫn đang gồng mình điều trị cho hàng nghìn người bị thương trong vụ nổ hóa chất ở cảng Beirut cách đây hai tuần.
Venezuela tạm đóng cửa khẩu quốc tế lớn nhất trên biên giới với Colombia. Ngày 21/8, cơ quan di trú Colombia cho biết Chính phủ Venezuela đã quyết định tạm đóng cầu cửa khẩu quốc tế Simon Bolivar, tuyến đường bộ lớn nhất ở biên giới giữa 2 quốc gia Nam Mỹ này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động đi lại của người dân sinh sống ở khu vực biên giới. Phía Venezuela đã gửi thông báo về quyết định trên, trong đó lý giải rằng làn sóng người dân Venezuela sinh sống ở Colombia trở về nước do mất việc làm trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành quá đông khiến cho các khu vực cách ly ở bang Tachira của Venezuela bị quá tải.
Phản ứng trước quyết định của Caracas, cơ quan di trú Colombia cũng buộc phải tạm dừng hoạt động đưa người Venezuela sinh sống ở các địa phương khác của nước này tới tỉnh Norte de Santander, nơi giáp ranh với bang Tachira của Venezuela, nhằm tránh tình trạng ùn ứ ở địa phương để chờ đợi xuất cảnh sang Colombia, cũng như tránh nguy cơ bùng phát ổ dịch COVID-19 mới trong khu vực.
Cũng liên quan tới các biện pháp phòng dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang. Hướng dẫn mới, được thực hiện với sự hợp tác giữa WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), khẳng định: “Trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang trong những điều kiện tương tự người lớn, đặc biệt khi các em không thể đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1 mét với những người khác và xuất hiện tình trạng lây lan trên diện rộng trong khu vực”.
WHO hy vọng đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt trong hai năm tới. Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21/8 cho hay tổ chức này hy vọng rằng cuộc khủng hoảng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể chấm dứt trong vòng chưa đến 2 năm tới. Theo ông Tedros, dịch cúm Tây Ban Nha, bùng phát vào năm 1918, cũng đã kết thúc sau 2 năm.
Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ học của WHO - Tiến sĩ Maria Van Kerkhove ngày 21/8 nhấn mạnh cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về tác động từ những đột biến của virus SARS-CoV-2.
Tiếp tục cập nhật thông tin về nghiên cứu virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, các nhà khoa học Argentina tìm ra cơ chế né tránh miễn dịch của COVID-19. Theo các nhà khoa học trường Đại học La Plata của Argentina, COVID-19 có một cơ chế lây nhiễm mới giúp cho nó điểu chỉnh các biểu hiện của gene trong các tế bào bị xâm nhập và từ đó có thể kiểm soát phản ứng miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu đã phải phân tích thành phần vỏ ngoài của protein loại virrus truyền nhiễm và mối quan hệ của chúng với sự tổng hợp protein của tế bào chủ thể, tức là tế báo phổi bị nhiễm bệnh. Từ đó, các nhà khoa học phát hiện ra các gene khác nhau được điều chỉnh một cách tiêu cực bởi cơ chế truyền nhiễm mới của COVID-19 trong ba quá trình khác nhau.
Giới nghiên cứu cho rằng việc tìm ra cơ chế này có thể giúp giảm thiểu tác hại và di chứng nhiễm trùng, cũng như có thể được sử dụng để hình thành virrus giảm độc lực để phát triển vaccine. Nghiên cứu trên cũng khám phá ra sự hình thành một số tác dụng phụ của căn bệnh nguy hiểm này.
Tập đoàn 3M của Mỹ sẽ sản xuất khẩu trang N95 tại nhà máy mới ở Canada. Trong thông báo ngày 21/8, tập đoàn công nghiệp 3M của Mỹ sẽ sản xuất các khẩu trang N95 tại cơ sở sản xuất ở Canada nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Link tải Bluezone trên Android:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mic.bluezone
Link tải Bluezone trên iOS:
https://apps.apple.com/vn/app/bluezone/id1508062685
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
Phương Hồ/TTXVN
loading...