Tỉnh An Giang vừa ban hành văn bản định mức thu, nộp và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong đó quy định thu phí đối với cả học sinh.
Ngoài việc học, học sinh còn phải đóng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn???
|
Tỉnh An Giang vừa ban hành văn bản định mức thu, nộp và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong đó quy định thu phí đối với cả học sinh. Nhiều người dân và trường học đã không đồng tình với văn bản này.
Khoản 1, Điều 2 của Nghị định 174 về phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn quy định: “Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và
chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát
thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình)”.
Được biết quyết định mức thu phí được dựa trên lượng rác thải theo số
học sinh, sinh viên là 130 đồng/tháng, cụ thể hơn mức thu của Nghị định
đưa ra (Nghị định 174 là 40.000 đồng/tấn). |
Theo ông Đoàn Văn Nhã, Cán bộ Sở Tài Nguyên - Môi trường An Giang thì việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là đúng quy định pháp luật.
Ông Nhã cho biết, quyết định của UBND tỉnh chẳng qua là cụ thể hoá Nghị định 174 ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường trong đó trường học không thuộc đối tượng miễn.
Còn theo ông La Công Tâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, cho biết thì hiện nay ngành giáo dục chưa triển khai quyết định trên nên chưa có những vướng mắc gì. Nếu có, Sở sẽ có ý kiến xem xét lại vì đối với một số nơi vùng sâu là rất khó.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, tỉnh hiện có khoảng 400.000 học sinh, sinh viên các cấp đang theo học, như vậy ước tính các trường phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn mỗi tháng hơn 50 triệu đồng - một con số không nhỏ.
Theo Dân trí