A+ A A- Kiểu đọc sách

FDA tiếp tục cảnh báo chứng viêm cơ tim khi tiêm vaccine của hãng Pfizer và Moderna

15:00 26/06/2021
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 25/6 đưa ra cảnh báo mới vào các tài liệu quảng cáo đi kèm với vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna để nhấn mạnh đến nguy cơ dù hiếm gặp của bệnh viêm cơ tim sau khi sử dụng các vaccine này.         

EU thông báo 60% dân số đã tiêm vaccine phòng Covid-19

EU thông báo 60% dân số đã tiêm vaccine phòng Covid-19

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, tính đến ngày 27/6, sẽ có khoảng 60% dân số trong toàn Liên minh châu Âu (EU), tức 220 triệu người, được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.

Các bản cập nhật đánh giá thực tế của cả hai loại vaccine cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe đều có cảnh báo rằng các báo cáo về tác dụng phụ cho thấy nguy cơ gia tăng của bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, đặc biệt sau khi tiêm mũi thứ hai và bắt đầu các triệu chứng trong vài ngày sau tiêm.         

Tính đến ngày 11/6, hơn 1.200 ca viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đã được báo cáo lên Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (VAERS) trong số 300 triệu liều vaccine mRNA đã được tiêm.

Chú thích ảnh
Hình ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong các ca nói trên, số bệnh nhân nam nhiều hơn và thường mắc trong vòng 1 tuần sau mũi thứ hai. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận 309 ca nhập viện vì viêm cơ tim ở những người từ 30 tuổi, trong đó 295 người đã được xuất viện.           

Các cơ quan quản lý y tế tại một số nước đã điều tra các ca viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm một mũi vaccine của Pfizer hoặc Moderna.         

Hiện các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna chưa bình luận gì về việc này.         

* Trong một diễn biến khác, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhấn mạnh rằng những người Mỹ đã tiêm vaccine một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson cần tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine dựa trên công nghệ mRNA của các hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, vì biến thể Delta đang lây lan mạnh. Canada và một số nước châu Âu đã cho phép mọi người có thể tiêm hai mũi vaccine khác nhau.         

Cuộc tranh luận hiện đang tập trung vào những lo ngại về khả năng vaccine của hãng Johnson & Johnson bảo vệ con người trước biến thể Delta. Hiện chưa có các dữ liệu chính xác về việc này, tuy nhiên, các nghiên cứu của Anh đã cho thấy hai mũi vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca sẽ bảo vệ tốt hơn trước biến thể này. 

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN

CDC không khuyến cáo về mũi tiêm nhắc lại và các chuyên gia cố vấn cho cơ quan này hồi tuần trước cho biết hiện chưa có bằng chứng thuyết phục để sự giảm dần khả năng bảo vệ của các vaccine sau khi tiêm một thời gian. Hiện Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) đang thử nghiệm để xác định sự cần thiết phải tiêm nhắc lại bằng vaccine của hãng Moderna đối với tất cả những người đã tiêm các loại vaccine khác được cấp phép. Kết quả thử nghiệm sẽ được công bố vào tháng 9 tới để giúp các cơ quan quản lý đưa ra quyết định về việc này.         

Trong khi đó, hãng Johnson & Johnson cho biết đang kiểm tra liệu khả năng phản ứng miễn dịch từ vaccine của mình có thể trung hòa biến thể Delta trong điều kiện phòng thí nghiệm hay không. Hiện chưa có dữ liệu về kết quả.         

Cả hai loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA nói trên đều có tỷ lệ hiệu quả lên tới 95% trong các cuộc thử nghiệm quy mô lớn tại Mỹ, trong khi vaccine của Johnson & Johnson có hiệu quả 66% trong việc ngăn các bệnh nhân COVID-19 thể nặng.         

Chuyên gia về vaccine, Bác sĩ Peter Hotez từ Đại học Y Baylor cho biết tiêm nhắc lại một mũi vaccine của hãng Johnson & Johnson hoặc một trong hai loại vaccine mRNA có thể bảo vệ tốt hơn, song "chúng ta cần dữ liệu và hướng dẫn của CDC - FDA".       

Bích Liên - Hương Giang/TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...