loading...
(Thethaovanhoa) – Theo trang Space, mưa sao bằng Orionids sẽ tiếp tục đạt cực đỉnh vào đêm nay 21/10 và rải rác cho tới đầu tháng 11. Đặc biệt, cơn mưa sao băng này được facebook thông báo rộng rãi tới người dùng.
Chuyên gia về sao băng Bill Cooke của NASA, mưa sao băng Orionid rất đặc biệt bởi nó là một phần của sao chổi Halley. Sao chổi nổi tiếng này “ghé qua” trái đất mỗi 75-76 năm một lần, do đó, hầu như mỗi người chỉ có cơ hội được nhìn thấy nó một lần.
“Nhưng mỗi năm, bạn đều có thể nhìn thấy một phần của sao chổi Halley và tắm mưa sao băng Orionid”, ông Cooke cho biết.
Thông báo về cơn mưa sao băng trên facebook
Độ “nặng hạt” của mưa sao băng Orionids thay đổi theo năm. Năm nay, mật độ sao rơi dự đoán vào khoảng 15 tới 20 sao mỗi giờ, trong khi có những năm, nó lên tới 70-80 sa mỗi giờ, ông Cooke cho biết.
Năm nay dù không có nhiều sao rơi trên trời nhưng vẫn rất đáng để để mọi người thức ngắm sao băng Orionid bởi đây là một trong những trận mưa sáng nhất dù nhanh nhất với tốc độ khoảng 238.000km/h.
“Nếu nháy mắt, có thể bạn sẽ bỏ lỡ chúng”, ông Cooke đưa ra lời khuyên.
Mưa sao băng Orionids lần đầu được quan sát vào các năm 1839 và 1940 bởi nhà quan sát E. C. Herrick. Orionids là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm có thể quan sát.
Mưa sao băng sẽ rơi gần chòm Orion
Năm nay, mưa sao băng Orionids bắt đầu từ ngày 2/10 và kết thúc vào 7/11, đạt cực đỉnh vào ngày đêm 20-21/10. Thời điểm ngắm tốt nhất là vào sáng sớm, trước lúc bình minh.
Orionids có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên trái đất. Tuy nhiên, để có thể thấy quan sát rõ nhất, người xem nên tới những nơi thoáng đãng, cách xa thành phố ô nhiễm và nhìn về bầu trời phía Đông, tìm chòn sao Orion, gần ngôi sao sáng màu đỏ tên Betelgeuse.
Vật dụng hữu ích cho một đêm ngắm sao băng Orionids được cho là giường gấp và chăn; còn ống nhòm và kinh thiên văn nhỏ hoàn toàn vô ích trong trường hợp này.
Giả Bình
Theo Space
loading...