loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến hàng triệu người dân Indonesia phải vật lộn để kiếm sống. Nhà chức trách nước này cũng đang triển khai dự án lập "những cây ATM gạo" nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực thiết yếu này cho mọi người dân.
Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đi lại và kinh doanh thêm 4 tuần đến ngày 9/6, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang dần mở cửa trở lại hoạt động kinh tế vốn bị đình trệ bởi đại dịch COVID-19.
Thai phụ 28 tuổi Linda Syafri là một trong số nhiều người đang đeo khẩu trang và xếp hàng tại một căn cứ quân sự ở Depok, ngoại ô thủ đô Jakarta, để chờ nhận suất gạo 1,5kg của mình. Cô chia sẻ: "Tôi đã bị công ty sa thải từ tuần trước và chồng tôi cũng bị cho nghỉ việc mà không được trả lương. Mặc dù khoản trợ cấp gạo này là không nhiều, nhưng điều đó vẫn rất hữu ích trong tình hình này".
Địa điểm trên là một trong số 10 cơ sở phân phát gạo tại thủ đô Jakarta và vùng lân cận. Đây là một sáng kiến của chính phủ nhằm hỗ trợ những người dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19 - đại dịch khiến hàng triệu người tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này thất nghiệp.
Với dự án trên, các máy rút gạo tự động có cơ chế hoạt động tương tự máy ATM rút tiền tự động vận hành bằng thẻ từ, nhưng thay vì đưa ra những tờ tiền, máy này tuôn ra những hạt gạo.
Ông Ibrahim - một quan chức quân đội chịu trách nhiệm điều hành những cây ATM đặc biệt trên cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi chuẩn bị 1,5 tấn gạo cho khoảng 1.000 cư dân. Chúng tôi thực hiện điều này hằng ngày, đảm bảo không bị gián đoạn, thậm chí cả trong những ngày cuối tuần".
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Indonesia hồi đầu tháng Ba vừa qua, nước này xác nhận 14.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó 991 ca tử vong - tỷ lệ tử vong cao nhất ở Đông Á, bên ngoài Trung Quốc.
Trong một phát biểu trước quốc hội hồi tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết đại dịch COVID-19 đã kéo các thành quả xóa đói giảm nghèo ở Indonesia lùi về thời điểm cách đây một thập kỷ. Chính phủ Indonesia đã công bố gói kích thích kinh tế trị giá 25 tỷ USD để đối phó với dịch COVID-19, cam kết đảm bảo phúc lợi xã hội cho khoảng10 triệu hộ gia đình, trong đó bao gồm hỗ trợ lương thực và giảm giá điện. Những người dân được nhận trợ cấp gạo qua các cây ATM đặc biệt trên gồm lao động tự do, người thất nghiệp, những người vô gia cư và những người sống dưới mức nghèo khổ.
TTXVN
loading...