A+ A A- Kiểu đọc sách

Các đời tổng thống Mỹ với những cuộc khủng hoảng quốc tế được "thừa kế"

22:34 18/11/2008
loading...

Báo chí Mỹ cho biết rất nhiều đời tổng thống mới ở Mỹ đã phải đối phó với những cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại trong năm cầm quyền đầu tiên sau khi nhậm chức.

Trong vòng 48 năm qua kể từ khi Tổng thống Mỹ John Kennedy lên nhậm chức đã có hõn 50 cuộc khủng hoảng về chính sách ngoại giao, từ vụ Bức Tường Béclin cho đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng ông Obama có thể cũng sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về chính sách đối ngoại trong năm cầm quyền đầu tiên, nếu không muốn nói là ngay trong những tháng đầu tiên. Sáu trong số chín đời tổng thống Mỹ gần đây nhất đã phải đối mặt với các vấn đề về chính sách đối ngoại ngay trong năm đầu tiên họ bước chân vào làm ông chủ Nhà Trắng. Tám đời tổng thống Mỹ được kế thừa những cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn từ những người tiền nhiệm.

Tất cả các cuộc khủng hoảng đều có xu hướng tạo ra các tình huống quốc tế nguy hiểm mà Mỹ, với tư cách là cường quốc số một thế giới, phải đứng ra gánh trọng trách giải quyết. Trong tám cuộc khủng hoảng, các tân tổng thống Mỹ đã phải thể hiện trách nhiệm trên cương vị tổng tư lệnh quân đội, phải đưa ra các quyết định về việc sử dụng lực lượng vũ trang. Các tổng thống mới của Mỹ đã năm lần phải đưa ra các mệnh lệnh hành động cho quân đội Mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, các tân tổng thống Mỹ đều phải giải quyết hậu quả của các quyết định hay tình huống do người tiền nhiệm để lại. Rõ nhất là trường hợp của Tổng thống Harry Truman (Chiến tranh Thế giới thứ II); Dwight Eisenhower (chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên); John Kennedy (vụ xâm lược Vịnh Con Lợn); Lyndon Johnson, Richard Nixon và Gerald Ford (chiến tranh ở Việt Nam), và Bill Clinton (cam kết của quân đội Mỹ với vấn đề Somali).

Tổng thống Kennedy lên cầm quyền chưa đầy hai tháng thì vụ xâm lược Vịnh Con Lợn thất bại. Kế hoạch xâm lược Cuba do những kẻ lưu vong người gốc Cuba thực hiện với sự huấn luyện của quân đội Mỹ có từ thời chính quyền Eisenhower nhưng ông Kennedy phải chịu trách nhiệm đối với sự thất bại của nó. Khi chính quyền Kennedy nhậm chức chưa đầy bảy tháng thì Đông Đức ra lệnh đóng cửa biên giới và bắt đầu xây dựng Bức Tường Béclin. Toàn bộ lực lượng của Mỹ trên thế giới bị đặt vào tình trạng báo động.

Tổng thống Johnson lên cầm quyền chưa đầy chín tháng thì sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra. Điều gì chính xác đã xảy ra ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam vào tháng 8/1964 vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng sự đối đầu đã dẫn đến sự leo thang can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Tổng thống Nixon thừa kế cuộc chiến Việt Nam vào năm 1969 nhưng không lâu sau còn phải đối phó với hiện tượng gia tăng chủ nghĩa khủng bố quốc tế khi mà những du kích quân ở Mỹ Latinh bắt đầu tiến hành bắt cóc các nhà ngoại giao của Mỹ. Tổng thống Ford lên cầm quyền vào năm 1975 khi nước Mỹ xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ và chỉ mấy tháng sau, quân đội Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng tấn công dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Những tháng cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Ronald Reagan đã bị tác động mạnh mẽ của những vụ khủng bố. Bản thân ông Reagan cũng đã bị bắn sau khi lên cầm quyền được hai tháng. Tổng thống George H.W. Bush cũng đối mặt với một năm cầm quyền đầu tiên đầy sóng gió. Chỉ sau năm tháng cầm quyền, Tổng thống Clinton đã ra lệnh tấn công tên lửa nhằm vào một trụ sở cơ quan tình báo của Iraq. Tổng thống Clinton, được thừa hưởng sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Somali, đã tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ chỉ sau hai tháng lên nắm quyền.

Tổng thống đắc cử Obama cũng phải đối mặt với các vấn đề trên. Ông Obama sẽ đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1929, đồng thời kế thừa cả các cuộc chiến ở Iraq và Apganistan lẫn cuộc chiến chống khủng bố đang tiếp diễn.
 
Theo Tin Tức
loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...