A+ A A- Kiểu đọc sách

Brexit, đằng sau quyết định gây chấn động thế giới

08:07 27/06/2016
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Brexit (Anh rời khỏi EU) đúng là một quyết định mới nhất gây chấn động thế giới. Song nhìn lại lịch sử, đây chính là kết quả của một mối quan hệ không hòa hợp giữa Anh và EU đã âm ỉ suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Ngay sau khi kết quả này được công bố, các thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn, còn Thủ tướng David Cameron - người ủng hộ Anh ở lại EU - quyết định từ chức vì cho rằng ông không còn phù hợp để lãnh đạo đất nước.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Brexit (Anh rời khỏi EU) đúng là một quyết định mới nhất gây chấn động thế giới. Song nhìn lại lịch sử, đây chính là kết quả của một mối quan hệ không hòa hợp giữa Anh và EU đã âm ỉ suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Năm 1957, các nước Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Luxembourg và Hà Lan ký kết Hiệp ước Rome, thiết lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của EU ngày nay. EEC ra đời cùng với mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia châu Âu sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, ngoài ra còn củng cố niềm tin rằng những nước có quan hệ thương mại sẽ giảm bớt nguy cơ xung đột với nhau.


Cử tri Anh đã chọn cánh cửa "ra khỏi" EU

Lần đầu tiên Vương quốc Anh đệ đơn xin làm thành viên EEC vào năm 1963, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle khi đó phủ quyết đề nghị này, với nguyên nhân được cho là ông không muốn tiếng Anh thay thế tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính trong cộng đồng. Mãi 10 năm sau đó, Anh mới được tham gia nhóm kinh tế châu Âu, nhưng chỉ chưa đầy hai năm gia nhập, vương quốc này đã đứng trên bờ vực “rút lui”.

Năm 1975, “đảo quốc xương mù” tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi rằng: “Bạn có nghĩ Anh nên ở lại Cộng đồng châu Âu hay không?”. 67% cử tri - tương đương đại đa số người dân ở 68 hạt hành chính, vùng lãnh thổ và Bắc Ireland đã trả lời “Có”. Duy chỉ có cử tri đảo Shetland và Western Isles nói “Không”. Cũng vì vấn đề này mà nội bộ đảng Công đảng Anh chia rẽ làm hai phe, những người ủng hộ châu Âu đã tách ra thành lập đảng mới là Dân chủ Xã hội (SDP).

Những căng thẳng giữa EEC và Anh chính thức bùng nổ vào năm 1984. Lúc đó, Thủ tướng của đảng Bảo thủ Magaret Thatcher đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu giảm bớt các khoản mà nước này phải đóng góp vào ngân sách chung của nhóm kinh tế châu Âu.

Mặc dù ở thời điểm đó, Anh là nước nghèo thứ ba trong cộng đồng EEC nhưng lại phải đóng quỹ nhiều hơn các quốc gia khác mà chỉ nhận về số tiền trợ cấp không đáng kể vì sở hữu diện tích đất nông nghiệp ít ỏi. Tiền trợ cấp nông nghiệp thời đó lại chiếm tới 70% tổng chi phí của EEC. Cơ chính tài chính “giảm tiền” do bà Thatcher khởi xướng vẫn còn hiệu lực cho đến ngày hôm nay và đã giúp nước Anh giảm bớt từ con số 20% ngân sách chung phải đóng trong những năm 1980 xuống còn 12%.

Người dân Texas đòi ly khai hậu Brexit

Người dân Texas đòi ly khai hậu Brexit

Lấy cảm hứng từ Brexit, nhiều người dân bang Texas (Mỹ) kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cho kịch bản Texis, theo đó bang Texas tách ra khỏi nước Mỹ và chính quyền liên bang.


Hiệp ước Maastricht, có hiệu lực năm 1993, đã lập nên Liên minh châu Âu (EU), với trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ, trong đó EEC (được đặt tên ngắn gọn lại còn EC) là nhân tố chính. Mục đích thành lập EU nhằm hòa hợp các nước châu Âu về cả chính trị lẫn kinh tế, bao gồm một chính sách đối ngoại thống nhất, các quyền công dân chung và một đơn vị tiền tệ chung là euro áp dụng đối với đa số các thành viên. Các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thụy Điển quyết định không dùng đồng euro và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia.

Đắc cử năm 1997, Thủ tướng của Công đảng Tony Blair với quan điểm ủng hộ EU mạnh mẽ đã nỗ lực xây dựng lại các mối quan hệ với các nước thành viên EU trong suốt nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nỗ lực của ông đã bị ảnh hưởng khi xảy ra dịch “bò điên” vào khoảng cuối những năm 90, EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò xuất xứ từ Anh và chỉ dỡ bỏ vào năm 1999 kèm theo nhiều điều lệ chặt chẽ, trong khi Pháp vẫn duy trì lệnh cấm của riêng nước này thêm vài năm nữa.

Châu Âu và Vương quốc Anh không chỉ cãi nhau về thịt bò. Năm 2000, sau 27 năm dài đằng đẵng đấu tranh tại Tòa công lý châu Âu ở Luxembourg, kẹo sô cô la của Anh mới được bán rộng rãi tới phần còn lại của “Lục địa già”.

Trước đó, những người theo chủ nghĩa thuần túy học ở Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Italy, cùng với các quốc gia khác, đã tranh cãi rằng chỉ nên sử dụng bơ ca cao để làm sô cô la chứ không được dùng dầu thực vật. Họ cũng cho rằng kẹo sô cô la của Anh - bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng như Mars Bars, Kit-Kats và Cadburys - có quá nhiều sữa, nên muốn dán nhãn chúng dưới những cái tên kém cỏi như: “sô cô la sữa hộ gia đình”, “món thay thế sô cô la”…

Năm 2007, sau khi các kế hoạch về việc gây dựng một hiến pháp chính thức cho toàn EU bị sụp đổ, các quốc gia thành viên đã hoàn thành cuộc đàm phán gây tranh cãi về Hiệp ước Lisbon, trong đó cho Brussels quyền hạn rộng lớn hơn.

Thủ tướng Anh lúc này, ông Gordon Brown đã không tới dự buổi lễ ký kết hiệp định được chiếu trên truyền hình cùng với 26 nhà lãnh đạo khác với lý do phải tham dự một cuộc họp quan trọng tại Hạ viện. Ông Brown đã ký văn kiện này vào ngày hôm sau, nhưng sự việc trên đã bị các đảng đối lập chỉ trích là “không có khí phách” vì ông đã không bảo vệ được hiệp ước mà ông dày công sức để đưa ra đàm phán.

Gần đây nhất, nhằm bảo vệ nền tài chính của nước Anh, ông David Cameron đã trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên bác bỏ một hiệp ước của EU vào năm 2011.

Đầu năm 2013, ông đã đưa ra bài phát biểu được công chúng mong đợi, vạch ra các thách thức phải đối mặt với châu Âu cùng với cam kết sẽ đàm phán lại vai trò thành viên trong liên minh này nếu đảng Bảo thủ của ông giành được đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Cùng lúc đó, tỷ lệ ủng hộ của cử tri Anh dành cho đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) và quan điểm cứng rắn với EU của đảng này đã tăng mạnh.

Trong bối cảnh kinh tế bất ổn tại Khu vực đồng tiền chung Eurozone và cuộc khủng hoảng người nhập cư, UKIP và số người ủng hộ về một khả năng Brexit đã gia tăng theo thời gian. Sau khi tái đắc cử vào tháng 5/2015, ông Cameron bắt tay vào công việc đàm phán lại về mối quan hệ Anh - EU, bao gồm cả vấn đề tiền trợ cấp cho người nhập cư, các biện pháp bảo vệ tài chính và những cách thức để Anh được quyền phản đối các quy định của EU dễ dàng hơn.

Tháng 2/2016, Thủ tướng Cameron tuyên bố các cuộc đàm phán không đạt được kết quả như người dân mong muốn. Ông đã chọn ngày 23/6 để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc “đi hay ở” mặc dù luôn ra sức kêu gọi người dân hãy tiếp tục gắn bó với EU. Và vụ “ly dị” Brexit đã xảy ra như thế đó!

Theo báo Tin tức/History

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...