A+ A A- Kiểu đọc sách

10 bí mật có thể bị lãng quên về thảm họa 11/9

11:54 11/09/2016
loading...

(Thethaovanhoa.vn) – Cách đây 15 năm, vụ tấn công bằng máy bay vào trung tâm New York, Mỹ đã khiến hơn 3 nghìn người thiệt mạng, để lại nỗi đau không gì phai nhòa trong lòng người dân Mỹ nói riêng và người ưa chuộng hòa bình trên toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, có những chi tiết mà có thể nhiều người không còn nhớ về vụ khủng bố đẫm máu này:

1. Chúng ta không biết những tên không tặc làm cách nào để vào được buồng lái một số máy bay

Báo cáo toàn diện của ủy ban điều tra các vụ tấn công, phát hành năm 2004, cho biết không xác định được bằng cách nào mà những tên khủng bố đột nhập được vào buồng lái. Một số suy đoán được đưa ra về chiếc Amerian Flight 11 là khủng bố lén đâm tiếp viên hàng không hay đe dọa họ để mở cửa buồng lái, hoặc có thể chúng đã tìm cách dụ cơ trưởng hay người thuộc đội bay ra khỏi buồng lái. 

Chiếc American 11 sau đó đã bị chiếm và đâm vào tòa tháp Trung tâm thương mại Thế giới. Tất cả 81 người trên tàu bay, bao gồm cả 5 tên khủng bố đều tử nạn.


Thảm họa 11/9 là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất thể kỷ 21

2. Hành khách và phi hành đoàn đã cung cấp những thông tin quan trọng

Hành khách trong bốn máy bay bị cướp – American 11, United 175, American 77 và United 93 – đã gọi điện cho gia đình và bạn bè từ điện thoại cá nhân hoặc radio máy bay để thông báo về vụ không tặc. Những thông báo này đã cảnh báo các nhà chức trách và giải thích tại sao các máy bay biến mất hỏi hệ thống định vị.

Chiếc American 77, rời sân bay Dulles ở Washington và bị chiếm ở khoảng Indianapolis rồi sau đó quay trở lại Washington. Đích của nó là Lầu Năm Góc. Hành khách Barbara Olson, vợ luật sư nổi tiếng Ted Olson đã gọi cho chồng để thông báo: “Máy bay bị không thặc. Chúng có dao”. Chiếc American 77 sau đó lao vào Lầu Năm Góc khiến toàn bộ 64 người trên tàu bay, bao gồm 5 kẻ khủng bố, tử nạn. 

3. Số lượng hành khách không lớn giúp bọn không tặc dễ bề hành động

Chiếc American 11, bay từ Boston tới Los Angeles, chỉ có 81 hành khách trên tổng số 158 ghế, theo báo cáo dữ liệu chuyến bay hôm 11/9.

Chiếc United 175, cũng bay từ Boston tới Los Angeles, có 56 hành khách trên tổng số 168 ghế, chỉ đạt 33% số ghế, thấp hơn nhiều so với con số trung bình là 49%, theo điều tra liên bang.

Chiếc American 77, bay từ Washington tới Los Angeles, chỉ có 58 hành khách trên tổng số 176 ghế, báo cáo ghi nhận.

Chiếc United 83, từ Newark tới San Francisco chỉ có 37 hành khách, bằng 20% tổng số ghế trong khi mức trung bình là 52%.


Vị trí tòa tháp đôi được thắp sáng để tưởng niệm những nạn nhân trong vụ thảm họa 11/9

4. Thiếu một không tặc nên hành khách trên chuyến United 93 mới dễ dàng xông vào buồng lái

Đây là chiếc máy bay duy nhất bị chiếm nhưng không đâm vào mục tiêu dự định: Trụ sở Quốc hội Mỹ. Một trong các lý do là bởi chỉ có 4 tên không tặc trên máy bay trong khi những chiếc khác là 5 tên. Có thể tên còn lại đã bị cục hải quan từ chối cho lên máy bay. Hành khách trên máy bay đã vùng lên. Kết quả: chiếc máy bay lệch mục tiêu, rơi xuống một cánh đồng ở Shankville.

5. Trung tâm Thương mại Thế giới từng bị khủng bố trước đó

Trung tâm thương mai Thế giới ở New York là mục tiêu hàng đầu của khủng bố trước cả vụ 11/9. 

Vào chiều 26/2/1993, một quả bom đặt trong xe nằm ở hầm đỗ xe đã phát nổ khiến 6 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương. Thủ phạm là Ramzi Yousef, một người Sunni cực đoan. Hắn đặt mục tiêu giết chết 250.000 người.

6. Phó Tổng thống Cheney đã hạ lệnh bắn rơi máy bay United 93

Lo ngại chiếc máy bay tấn công Washington, ông Dick Cheney đã cho phép máy bay tấn công vào cuộc, bắn hạ chiếc United 93. Tuy nhiên, máy bay quân sự đã không tìm thấy thấy và tấn công United 93. Nhờ sự dũng cảm của hàng khách trên chuyến bay, United 93 đã không tiến về được Washington.

7. Kẻ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993 có liên quan tới vụ 11/9

Ramzi Yousef, kẻ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993 đã lên kế hoạch tấn công 12 máy bay Mỹ ở Thái Bình Dương năm 1995. Yousef đã bàn bạc với chú của mình, Khalid Sheikh Mohammed.

Tên Mohammed sau đó cũng làm một trong các chủ mưu vụ 11/9. Yousef bị bắt ở Pakistan ngày 7/2/1995 do bị tay chân tố cáo. Kế hoạch Manila của hắn không bao giờ được thực hiện.


Người dân tưởng nhớ về thảm họa 11/9

8. Trước vụ 11/9, Mỹ đã nhiều lần tìm cách tiêu diệt Osama bin Laden

CIA và nhiều cơ quan khác đã lên kế hoạch tóm gọn bin Laden từ đầu năm 1998. Kế hoạch bị trì hoãn rồi lại được mở lại. Sau khi đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bị đánh bom vào ngày 8/10/1998, Tổng thống Bill Clinton ra quyết định dùng tên lửa hành trình tấn công Bin Clinton ở Afganistan. Hắn thoát được vụ đó nhưng bị lực lượng Hải quân SEAL tiêu diệt vào tháng 5/2011.

9. CIA đã cảnh báo tổng thống Clinton về không tặc từ năm 1998

Trong bản tóm tắt hàng ngày CIA gửi tổng thống ngày 4/12/1998, có viết: “Bin Laden đang chuẩn bị không tặc máy bay Mỹ và tổ chức các cuộc tấn công khác”. Nhưng khi đó là nhằm ám chỉ kế hoạch của Yousef.

Trong suốt tháng 12/1998, các quan chức Mỹ đã theo dõi bin Laden và nỗ lực tiêu diệt hắn bằng tên lửa hành trình.

10. Ả Rập Saudi có nhiều liên hệ với những tên không tặc

Báo cáo phát hành năm 2004 có nhiều trang nhắc tới mối quan hệ giữa không tặc với Hoàng tử Bandar của Ả Rập Saudi, đại sứ có thâm niên ở Mỹ khi đó. Báo cáo viết rằng hoàng gia Saudi đã tài trợ tiền cho hai tên không tặc ở San Diego. Ngoài ra, nhà thờ Hồi giáo ở California cũng bị cho là có liên quan. Trong số 19 tên không tặc, có tới 15 tên tới từ Ả Rập Saudi.

Thư Vĩ
Theo
USA Today


Từ khóa: Khủng bố 11/9
loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...