A+ A A- Kiểu đọc sách

Maria Sharapova cứ tỏ vẻ ngây thơ. Sự thật là gian lận và bị trừng trị thích đáng!

08:40 09/06/2016
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Trở lại sau 5 phút. Đó là khẩu hiệu trên áo Maria Sharapova vào ngày 24/5. Nhưng Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) và các cơ quan chức năng lại không nghĩ vậy khi họ tuyên bố cấm thi đấu 2 năm đối với cô.


Trở lại sau 5 phút? Không, ít nhất 2 năm...

Đây không phải lần đầu tiên dường như sự lanh lợi của Masha không mang lại điều tốt đẹp cho cô. Tennis từng chứng kiến những án cấm thi đấu không ồn ào, như lần Marin Cilic biến mất khỏi môn này và lí do được viện dẫn là do anh chấn thương đầu gối. Nhưng khi Masha vướng vào bê bối, cô không thể im lặng.

Bằng cách chủ động lên tiếng về vụ việc ngay từ đầu, Sharapova khẳng định cô biết mình đã đánh mất hình ảnh đẹp trước công chúng. Danh tiếng của cô bị tổn hại. Hình ảnh mà cô cẩn thận giữ gìn bị hoen ố. Nhưng nếu bạn đã không ăn kẹo của một người lạ mặt, bạn chắc chắc không tin lời của một người dùng doping. Người ta đồn sự nghiệp của Sharapova có thể đã chấm hết dù cô được tự do trở lại thi đấu ở Roland Garros 2018.

Một đòn nữa giáng vào hình ảnh của Sharapova: ngay từ đầu cô đã đăng đàn để thông báo mình không vượt qua cuộc xét nghiệm doping trước khi câu chuyện vỡ lở. Nhưng ITF lại công bố chi tiết cho thấy Sharapova đã dùng doping suốt một thời gian dài và tiết lộ rằng cô đã có toan tính và hành động này thật ghê tởm.

Khi tuyên bố như vậy, ITF có lẽ cũng đã bác bỏ lập luận cho rằng meldonium được liệt vào danh mục chất cấm là sai lầm. Thực tế hiệu ứng của nó mạnh và có tác dụng nhanh đến mức mà càng trong những trận quan trọng, gặp đối thủ càng mạnh thì Sharapova lại càng dùng nó với liều lượng gia tăng. Cô dùng meldonium một cách có hệ thống trong hơn 1 thập kỷ.


Án phạt có quá nặng?

Tuy nhiên, từ 2012, chỉ có người đại diện Max Eisenbud của Masha biết cô đang dùng doping. Loại thuốc này không được khai báo dưới bất kỳ dạng nào. Các bác sỹ hay thậm chí là chuyên gia dinh dưỡng của Sharapova cũng không hề được thông báo về chuyện này mặc dù Masha nói là cô đã hỏi ý kiến bác sỹ của đội quần vợt Nga Sergei Yasnitsky và ông này được cho là đã bảo với cô rằng có thể dùng được meldonium. Eisenbud khoe khoang rằng anh ta và Sharapova thân nhanh tới mức họ gửi thư cho nhau mỗi ngày tới 75 lần nhưng tòa án lại nói về sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm của người này, đánh giá tài khoản email của anh ta là “đáng ngờ”, mô tả anh ta là “vô lý” và cuối cùng, bác bỏ bằng chứng anh ta đưa ra.

Người này nói đã không xem danh mục chất cấm 2016 mà WADA đưa ra vì “đã chia tay vợ và không thực hiện kỳ nghỉ hè thường niên ở Caribe”. Eisenbud không phải là thành viên duy nhất trong nhóm cộng sự của Sharapova biện hộ bằng những bằng chứng không thuyết phục.


Người đại diện của Maria Sharapova

Trong số những luận điểm Sharapova đưa ra thì có lẽ luận điểm sau đây là đáng thất vọng nhất: cô cho rằng án cấm thi đấu sẽ ảnh hưởng xấu tới cô vì làm cô thiệt hại lớn về thu nhập từ các hợp đồng thương mại. Cô cho rằng mình không đáng bị trừng phạt bằng một VĐV cử tạ không rõ danh tính nào đó cũng dùng thuốc cấm.

Nhưng ITF và cả tòa án trọng tài thể thao đã không bị Masha đánh lừa. Những việc làm sai trái của Sharapova dường như là phần lớn dựa trên quan điểm ngạo mạn của cô cho rằng cô chỉ vô tình dùng chất cấm. Nhưng Masha không phải là nạn nhân, không hề bị trừng phạt nặng tay mà những gì cô làm chính xác là gian lận trong thể thao. Cô đã dùng meldonium thường xuyên, đã sử dụng nó trong nhiều sự kiện. Khi bằng chứng được đưa ra, có rất nhiều manh mối và những sự thiếu nhất quán khiến tính cách lá mặt lá trái của cô bộc lộ rõ.


Masha cứ tỏ vẻ ngây thơ. Nhưng sự thực là cô đã gian lận!

Sharapova không khai báo về meldonium trong các bản khai chống doping của cô ở Australian Open 2016 mà cô kiểm tra giấy tờ rất cẩn thận trước khi đánh dấu vào ô nói rằng mẫu nước tiểu của cô không nên dùng để phân tích. Masha nói cô không nghĩ mình có trách nhiệm phải khai báo loại thuốc cô dùng nhưng tháng 6 năm ngoái cô đã hỏi quan chức WTA là liệu dùng thuốc sịt mũi để điều trị bênh xoang có được phép hay không.

Và cô dùng thuốc không hề ít. Tại Wimbledon 2015, cô dùng meldonium 6 lần trong 7 ngày. Tại Australian Open năm nay cô dùng 5 lần trong 7 ngày. ITF kết luận: “Sharapova cố tình che giấu các cơ quan chống doping về chuyện cô dùng meldonium vào những ngày thi đấu và khi cô tập luyện với cường độ cao. Cô dùng meldonium với mục đích tăng cường năng lượng cho cơ thể để nâng cao thành tích thi đấu”.



Giờ chỉ còn vị đắng?

Cho tới trước khi án cấm được đưa ra, người ta tin rằng Sharapova có thể không bị ảnh hưởng quá nặng từ vụ dùng chất cấm. Rằng các luật sư của cô sẽ tìm ra cách để thuyết phục ITF, rằng các hãng quảng cáo sẽ tìm cách hạn chế thiết hại và cô vẫn sẽ tiếp tục nếm vị ngọt của sô cô la. Nhưng giờ thì không. Không có vị ngọt nào cho tay vợt dùng doping của Nga. Dù thương hiệu Sharapova có hấp dẫn cỡ nào thì bây giờ vị ngọt của nó cũng đã hoàn toàn tan biến.

HT
Theo Daily Mail

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...