Tây Nguyên trong vòng xoáy sốt đất - Bài 3: Cảnh báo đồng bào dân tộc thiểu số bán đất

Tây Nguyên được ví như mái nhà của Đông Dương, là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Gia Rai, M’Nông, Xê Đăng, Mạ... Cuộc sống của bà con hiện nay còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
14/05/2022 14:10

Tây Nguyên được ví như mái nhà của Đông Dương, là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Gia Rai, M’Nông, Xê Đăng, Mạ... Cuộc sống của bà con hiện nay còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Tây Nguyên trong vòng xoáy sốt đất - Bài 2: 'Loạn' phân lô bán nền

Tây Nguyên trong vòng xoáy sốt đất - Bài 2: 'Loạn' phân lô bán nền

Lợi dụng kẽ hỡ trong chính sách, pháp luật về đất đai, sự yếu kém trong quản lý của chính quyền, thậm chí có sự móc nối, tiếp tay của cán bộ nên nhiều người dân, nhà đầu tư, cò đất đã mua gom diện tích rộng có thổ cư, đất nông nghiệp sau đó phân lô, bán nền để trục lợi gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.

Thế nhưng, khi giá đất tăng cao, cùng với những chiêu trò dụ dỗ của “cò đất”, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng Tây Nguyên đã cắt đất để bán. Trước mắt, người dân chỉ nhìn thấy có lợi khi thu về một khoản tiền lớn nhưng lâu dài sẽ để lại nhiều hệ lụy nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Chưa thấy lợi, đã bị lừa

Sốt đất đang đã len lỏi khắp Tây Nguyên, không chỉ ở thành thị mà còn lan tới nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong vòng xoáy sốt đất, những buôn làng vốn bình yên nay trở nên xôm tụ hẳn khi các “nhà đầu tư” về sẵn sàng xuống tiền tỷ để thu gom.

Tại tỉnh Đắk Lắk, một số buôn trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột như Kom Leo (phường Tân Lập), các buôn ở xã Cư Ê Bua, Ea Kao, Ea Tu được giới đầu tư bất động sản quan tâm nhiều nhất do gần tiện ích, giá vẫn "mềm". Đích ngắm tiếp đó là những xã giáp ranh như Cư Suê (huyện Cư M’gar), Ea Tiêu (huyện Cư Kuin) – nơi được "đồn thổi" là sau này sẽ nhập về thành phố Buôn Ma Thuột.

Nhắc đến hệ quả của sốt đất, không thể không kể đến trường hợp của nhiều hộ dân ở xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk đã trải qua vào thời điểm năm 2018 - 2019. Thời điểm đó, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Cư Suê đã bán đất để có tiền chữa bệnh, xây nhà, trả nợ ngân hàng. Song một số đối tượng sau khi đặt cọc, tự nhận tách thửa đất, sang tên rồi tự ý tách toàn bộ đất thổ cư vào sổ của mình hoặc cầm giấy tờ đất đai và trốn mất.

Chú thích ảnh
Các biển quảng cáo bán đất nền chi chít tại khu vực làng Nhao 2, xã Ia Kênh, thành phố Pleiku (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia đình chị H’Ngưng Êban, sinh năm 1975, buôn Sút M’đưng, xã Cư Suê có hơn 2.500 m2. Năm 2020, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi có người đến hỏi mua, vợ chồng chị bán bớt 1.000 m2 đất với giá 550 triệu đồng. Do không biết chữ, vợ chồng chị H’Ngưng để cho bên mua làm thủ tục tách thửa, sang tên. Đến khi mua bán đã xong, vợ chồng chị mới phát hiện 400 m2 đất thổ cư đã theo 1.000 m2 về với chủ mới. Phần diện tích còn lại cùng căn nhà vợ chồng chị mới xây hoàn toàn là đất nông nghiệp.

Tương tư, gia đình chị H’Na Niê, sinh năm 1994 cũng bán 1.000 m2 đất với giá 610 triệu đồng và thương lượng sẽ cắt 200 m2 đất thổ cư cho người mua. Song sau khi giao dịch mua bán đã hoàn thành, gia đình mới biết bên mua đã cắt hoàn toàn 400 m2 đất thổ cư vào sổ của họ. Diện tích còn lại và căn nhà gia đình chị đang ở là đất nông nghiệp.

Buôn trưởng buôn Sút M’đưng Y Hoa Niê cho hay, buôn có 354 hộ thì 95% dân tộc thiểu số; trong đó, có hơn 120 hộ đã bán đất, 4 hộ bị lừa lấy hết đất thổ cư. Nguyên dân do người dân trình độ thấp, không kiểm tra kỹ hợp đồng khi công chứng nên bị người mua lừa. Đa số các hộ đều có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian tới, nếu muốn chuyển đổi phần đất nông nghiệp đang ở lên đất thổ cư sẽ tốn nhiều tiền.

Tại buôn Sút Hluốt, xã Cư Suê cũng có 10 gia đình bị lấy hết phần đất thổ cư khi giao dịch mua bán đất đai. Đáng chú ý, trong buôn có 2 trường hợp bán đất, người mua đặt cọc và cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi làm thủ tục, xong đã hơn 3 năm nay, số tiền còn lại và “sổ đỏ” mãi không thấy người mua trả lại.

Anh Y Đạt Niê, sinh năm 1998, buôn Sút Hluốt kể lại, năm 2020, cha mẹ anh bán 900 m2 đất với giá 610 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Hải, sinh năm 1979, trú tại phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Mục đích bán đất để có tiền chữa bệnh cho mẹ của anh Y Đạt Niê.

Bên mua đã đưa cho gia đình anh 400 triệu đồng và cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tổng diện tích hơn 3.800 m2 của gia đình anh để đi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng. Song đã hơn 2 năm nay, người mua vẫn chưa quay lại trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đưa số tiền còn lại. Cha mẹ anh Y Đạt Niê đã mất và hiện nay, khi anh Y Đạt Niê liên lạc với người mua nhưng khi nghe đến tên cha mẹ anh thì họ nói nhầm số và cúp máy.

Cùng chung cảnh ngộ, gia đình chị H’Loet Kẽn, sinh năm 1998, buôn Sút Hluốt cũng bán 1.000 m2 đất với số tiền 640 triệu đồng vào tháng 12/2019 cho ông Nguyễn Thanh Hải. Sau khi đưa 340 triệu đồng và cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người mua hẹn một tháng sau quay lại trả, song đến nay vẫn “bặt âm vô tín”.

Chủ tịch UBND xã Cư Suê Đặng Văn Hoan cho biết, xã đã nhận được đơn thư phản ánh của người dân về các trường hợp bị lừa hết đất thổ cư. Một số trường hợp người dân khi phát hiện bị lừa hết đất thổ cư đã xảy ra xô xát với người mua. Tuy nhiên, các vụ việc này người dân mua bán đất chủ yếu tự giao dịch, ra văn phòng công chứng tư nhân, không thông qua địa phương. Khi xã phát hiện thì sự việc đã rồi. Còn những trường hợp giao dịch tại UBND xã thì cán bộ xã sẽ xem kỹ hợp đồng, hướng dẫn người dân để tránh bị thiệt hại.

Tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số bán đi tư liệu sản xuất cũng diễn ra tương tự ở các tỉnh Tây Nguyên khác. Tại tỉnh Kon Tum, Làng du lịch cộng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đang trở thành “mục tiêu” của các đối tượng “cò đất”. Làng có 68 hộ dân là người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng), chuyển về từ vị trí làng cũ cách làng mới hơn 1 km.

Toàn bộ đất ở làng cũ được bà con giữ lại để canh tác nông nghiệp, chủ yếu trồng bời lời, cà phê, cây ăn quả. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, các đối tượng “cò đất” đã tìm đến làng, đồn thổi về việc khu vực làng cũ đã được quy hoạch thành khu du lịch, nếu bà con trong làng không bán đất thì sẽ bị Nhà nước thu hồi và đền bù với giá rất rẻ.

Bà Y Lim - làng Kon Bring cho biết, hiện đã có hơn 10 hộ dân trong làng bán rẫy ở khu vực làng cũ, với giá từ 1 - 1,5 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, sau khi sang tên, những người chủ mới nhanh chóng bán lại cho người khác với giá cao gấp 2 - 3 lần. Đơn cử như gia đình ông A Thơm đã bán 6.200 m2 đất rẫy với giá 500 triệu đồng cho một người buôn bất động sản tại thị trấn Măng Đen. Đến nay, người này đã bán lại cho nhiều người khác đến từ thành phố Kon Tum với tổng giá trị lô đất lên đến hơn 2,5 tỷ đồng.

Theo ông Châu Văn Lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Măng Đen, Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2013 về “Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ thì khu vực làng cũ của làng Kon Bring chỉ là rừng và lúa nước, không quy hoạch làm dự án nào.

“Việc mua bán đất hiện nay tại Măng Đen diễn ra rất rầm rộ, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các đối tượng thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con để vẽ ra quy hoạch, mua đất với giá rẻ và bán lại với giá cao để hưởng chênh lệch. Thậm chí, một số hộ dân không đồng ý bán đất thì các đối tượng mời uống rượu say, sau đó viết giấy bán đất”, ông Lâm nói.

Chú thích ảnh
Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Khó kiểm soát

Giá đất tăng cao, nhiều hộ đồng bào sẵn sàng cắt một phần đất để bán nhằm giải quyết công việc trước mắt hoặc chi tiêu trong gia đình. Về lâu dài sẽ gây nhiều hệ lụy, nhưng vấn đề này rất khó kiểm soát.  

“Mình lo lắm, mình cũng khuyên bảo bà con trong làng là không được bán đất, phải để lại cho con, cho cháu nhưng nhiều người không nghe đâu. Bởi đi làm cực khổ mà tự nhiên có vài trăm triệu để mua đồ đạc hay xây nhà thì họ sẽ chọn bán đất. Vì đây là tài sản của họ nên chỉ khuyên chứ không quyết định được. Nếu cứ bán hết, chả biết sau này con cái họ sẽ lấy gì làm ăn sinh sống”, bà Y Lim, làng Kon Bring lo lắng.

Ông Châu Văn Lâm cho biết, để ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền cho bà con bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, vận động, gặp đâu nói đó và lồng ghép nội dung này vào các cuộc họp về bảo vệ đất đai, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, việc này là bất khả thi, bởi đó là tài sản của người dân. “Thuận mua vừa bán”, việc bà con bán đất là quyền của họ, chính quyền địa phương khó can thiệp được.

Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông - địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào M’Nông. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã định cư tại đây hàng nghìn năm nay. Đây cũng là một trong hai huyện của Đắk Nông được xếp vào danh sách các huyện nghèo của cả nước.

Lãnh đạo huyện Tuy Đức cho biết, Nhà nước ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, điển hình như Tỉnh lộ 1 kết nối hai huyện Đắk R’Lấp – Tuy Đức, dự án phát triển khu vực biên giới (từ cửa khẩu Bu Prăng đi qua hai huyện Tuy Đức, Đắk Song và nối vào đường Hồ Chí Minh)… nên địa phương đang dần “thay da đổi thịt”.

Tuy nhiên, giá đất tăng cao cũng khiến địa phương đau đầu vì sợ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số bán đất. Đất đai là tư liệu sản xuất chính và chỉ trong vài năm, giá đất đã tăng gấp nhiều lần nên khiến bà con "lung lay" đem bán – lãnh đạo huyện Tuy Đức trăn trở.

Về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột Từ Thái Giang cho biết, “cò đất” dùng nhiều thủ đoạn để người dân bán đất. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc bán đất sẽ khiến họ dần mất đi tư liệu sản xuất, người dân sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói; thậm chí, nảy sinh tệ nạn xã hội và nạn phá rừng làm nương rẫy cũng gia tăng.

Trước đây, việc giao dịch mua bán phải thông qua cán bộ địa chính xã, phường thì nay chỉ cần ra phòng công chứng, thoát đi sự quản lý của địa phương. Tình trạng này cần sớm có giải pháp khắc phục. Việc mua bán cần qua địa phương xác nhận để siết chặt và quản lý tốt hơn.

Ngoài ra, các trường hợp mở đường trên đất nông nghiệp, xây dựng khu nghỉ dưỡng tự phát và có thái độ chống đối, thách thức chính quyền cùng lực lượng chức năng, cần cương quyết xử lý, có đủ căn cứ cơ sở thì tiến hành khởi tố - Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột nhấn mạnh.
Ông Đặng Ngọc Tiến - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum thông tin, huyện đã khuyến cáo người dân không chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các trường hợp khác nhằm mục đích tách thửa, chuyển mục đích, phân lô bán nền.

Riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã yêu cầu chính quyền các địa phương và văn phòng đăng ký đất đại huyện không đồng ý cho chuyển nhượng nếu diện tích đất trong hộ gia đình còn dưới 500 m2. Nếu cán bộ nào đồng ý cho chuyển nhượng sẽ bị xử lý nghiêm. Việc này sẽ giúp cho bà con giữ lại được đất là phương tiện sản xuất để nuôi sống họ.

Nhóm PV Ban biên tập Tin kinh tế và các CQTT Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.