loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Khái niệm “hơn cả một câu lạc bộ” đang trở nên lố bịch, khi Barca nảy sinh những tranh chấp quyền lực trong ban lãnh đạo, xuất phát từ những hành động của Chủ tịch Josep Maria Bartomeu.
Giải Ngoại hạng Nga đang phải tạm hoãn vì Covid-19 nhưng điều đó vẫn không ngăn cản Zenit chuyển tới Malcom giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất tháng bằng cách dùng... máy bay không người lái.
1. Cố luật sư Narcis de Carreras, người qua đời năm 1991 ở Barcelona, có tổng cộng 23 tháng ngồi trên cương vị chủ tịch Barca. Xét đơn thuần về mặt bóng đá, ông không có nhiều thành công.
Trong nhiệm kỳ từ 17/1/1968 kéo dài đến 18/12/1969, ông De Carreras chỉ có danh hiệu duy nhất là Cúp nhà Vua.
Nhưng De Carreras chắc chắn sẽ còn đi liền với tương lai Barca, cũng như ông luôn gắn với hình ảnh CLB trong suốt nửa thế kỷ vừa qua.
Đấy là câu chuyện về bài phát biểu của Chủ tịch De Carreras ở Camp Nou tháng 7/1968. Ông phát âm những từ ngữ “més que un club” (hơn cả một CLB). Kể từ đó, thuật ngữ này trở thành niềm tự hào của Barca. Một thuật ngữ xuất hiện ở mọi nơi, mọi khu vực có hình ảnh của CLB xứ Catalunya.
“Hơn cả một CLB” thể hiện triết lý độc đáo mà Barca theo đuổi từ những ngày đầu; đề cao sự khiêm tốn, tham vọng; ý nghĩa tập thể; tập trung vào tinh thần thể thao cao thượng; tôn trọng tất cả các môn thể thao khác. “Més que un club” đồng thời làm nổi bật giá trị đạo đức, nhăn văn, văn minh trong xã hội xứ Catalunya.
Tất nhiên, còn có những đóng góp cho các hoạt động nhân đạo và hòa bình trên thế giới.
2. Mùa giải 2019-20, khái niệm “hơn cả một CLB” không còn được phát huy ở Barca.
Chính xác là từ đầu năm 2020, Barca trở thành trung tâm của những tranh cãi, đấu đá và tranh chấp quyền lực.
Thư ký thể thao Eric Abidal và đội trưởng Lionel Messi vạch áo cho người xem lưng, với cuộc chiến trên truyền thông. Từ những người đồng đội trên sân cỏ một thập niên trước, họ không thèm nhìn mặt nhau.
Mâu thuẫn giữa Abidal với Messi thực tế không quá nghiêm trọng, chỉ là những phản ứng khi chất lượng thể thao suy giảm.
Vấn đề nghiêm trọng hơn đến từ Chủ tịch Josep Maria Bartomeu. Người đứng đầu Barca thuê công ty tư nhân sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ các cầu thủ, gồm cả Messi, nhằm đánh bóng hình ảnh CLB. Phía sau hành động này không ngoài mục đích củng cố quyền lực cho doanh nhân người Tây Ban Nha, cũng là chủ tịch thứ 40 của Barca.
Mặc dù Bartomeu chối bỏ, nhưng kết quả kiểm toán cho thấy ông đã duyệt chi khoản tiền lớn. Số tiền này được chia làm các hóa đơn dưới 200.000 euro thanh toán mỗi lần, để vượt qua việc kiểm soát của Ủy ban giải thưởng của CLB.
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 khiến bóng đá lao đao, vị chủ tịch 57 tuổi này thông qua cấp dưới một lần nữa làm xấu hình ảnh các cầu thủ. Điều này khiến Messi nổi giận và viết bức thư giải thích trên Instagram.
Mọi chuyện đi xa hơn, khi ông Bartomeu yêu cầu một loạt quan chức cấp dưới từ chức. Bartomeu loại bỏ những cộng sự chống đối, hoặc không đi theo con đường mà ông vạch ra trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ chủ tịch (đến 2021).
3. Emili Rousaud - người phải từ chức phó chủ tịch, cùng vời 5 thành viên cao cấp khác, rời khỏi bộ máy lãnh đạo Barca một cách rất ồn ào. “Phản ứng của CLB rất bẩn thỉu”, Rousaud trả lời nhà báo Albert Guasch của tờ El Periodico.
Trước khi chính thức từ chức, rất nhiều chuyện xấu về Rousaud được xuất bản trên các tờ báo thể thao thân Barca. Rousaud bảo rằng Bartomeu và những trợ lý thân cận “bơm” cho báo chí (giống như trường hợp Barca nói xấu cầu thủ, khi muốn dùng luật ERTE để giảm lương).
Bartomeu dẹp bỏ phần tử chống đối để xây dựng bộ máy mới trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ chủ tịch. Nhưng mọi chuyện không thuận lợi như ông tính toán.
Barca – từng bị Roma chỉ trích là “đạo đức giả” liên quan đến chuyển nhượng Malcom năm 2018 (sau đó chủ động xin lỗi, nhưng không thể xoa dịu CLB Italy), đang đối mặt với nhiều bê bối. Vụ “Barcagate” có thể tạo nên những xung đột mới trong tương lai lần.
Lúc này, nhắc đến khái niệm “més que un club” chẳng khác một trò hề.
Ngọc Huy
loading...