Tâm sự của người nhảy việc cuối năm, không màng thưởng Tết: Dù làm trái ngành, ít tiền hơn nhưng được cái hạnh phúc, vui vẻ
Dứt áo ra đi không phải là một quyết định đột ngột, mà theo quan điểm của họ, đó là một động thái sáng suốt và là một nỗ lực để thay đổi cách sống của bản thân, kể cả ngay trước thềm thưởng Tết.
Gần cuối năm, trong môi trường công sở hiện nay, nhảy việc không hẳn là một quyết định có thể tùy ý mà đưa ra. Cần nhiều can đảm hơn để từ chối thưởng cuối năm và thay đổi công việc, đặc biệt là khi công việc đó trả chúng ta một mức lương ít hơn hiện tại.
Người trưởng thành cần cân nhắc những ưu và nhược điểm, cân nhắc tới nhiều yếu tố như không gian thăng tiến, trách nhiệm công việc và tần suất tăng lương trong công việc. Nghỉ việc là lựa chọn cuối cùng, nhảy việc chỉ là một canh bạc để tăng lương, nếu không liều lĩnh thì ai sẵn sàng chấp nhận bỏ lương tháng thứ 13 và nhảy việc?
Thực tế là có một số người thực sự chọn cách tàn nhẫn này, họ thà từ bỏ lương tháng thứ 13 còn hơn ở lại công ty thêm bất cứ ngày nào nữa.
Một nhân viên đã rời khỏi một công ty lớn từng chia sẻ trên mạng xã hội: "Từ khi vào công ty mới, tôi nghĩ rằng mình chỉ cần hoàn thành hết trọng trách của mình là được, tôi không muốn nhận thêm những công việc nặng nhọc không phải là của mình nữa." Anh ấy gia nhập một doanh nghiệp nhà nước, bởi trước đó, theo cảm nhận của anh ấy, "lăn lộn bao nhiêu năm vẫn thấy lỗ".
Lắng nghe những câu chuyện của những người quyết định nghỉ việc, chọn một công việc mới dù đồng lương ít ỏi hơn, chúng ta gần như có thể tìm thấy một logic tương tự nhau: Tôi đã chịu đựng những khó khăn và cả mất mát, tôi đã phấn đấu ngày đêm, tôi thậm chí đánh mất chính mình trong những thất bại và kiệt quệ về tinh thần. Dứt áo ra đi không phải là một quyết định đột ngột, mà theo quan điểm của họ, đó là một động thái sáng suốt và là một nỗ lực để thay đổi cách sống của bản thân.
Á Hồng | 33 tuổi, Quảng Đông, Trung Quốc
Tôi đang làm bên mảng kỹ thuật, sau hơn 5 năm làm việc cho một công ty lớn, năm nay, tôi chuyển sang một công ty chứng khoán. Vì con năm nay đã 4 tuổi, đã đến lúc con cần ở bên bố mẹ nhiều hơn, còn công việc ở công ty cũ lại quá nhiều, hơn nữa cũng chưa thể lên chức quản lý nên tôi muốn chuyển ngành. Tình cờ được một người bạn giới thiệu cho một công ty chứng khoán nên vào tháng 8, tôi chuyển ngành sang lĩnh vực tài chính.
Khi có ý định chuyển nghề, tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho khả năng lương thấp hơn, tôi nghĩ sẽ ổn thôi miễn là có thể trang trải tiền nhà và chi phí hàng ngày. May mắn thay, công ty chứng khoán đang cần tuyển người gấp vào thời điểm đó, và khi tôi nhận việc, HR nói rằng họ có thể cho tôi một đãi ngộ về cơ bản là giống như trước đó.
Chỉ là thành phần tiền lương của công ty này khác với công ty trước đó của tôi. Công ty này có tỷ lệ thưởng cuối năm cao hơn nhưng số tiền nhận được mỗi tháng sẽ tương đối ít hơn, giảm khoảng 30% so với trước đây. Điều này đồng nghĩa với một số rủi ro nhất định, tình hình các công ty chứng khoán hiện nay không hề dễ dàng, và vẫn chưa biết liệu họ có thể đưa ra khoản tiền thưởng cuối năm như mong đợi hay không.
Thực ra tôi vẫn còn có lời mời làm việc của một công ty Internet khác, mức lương nhận được cũng cao hơn khi còn ở công ty cũ, nhưng tôi đã sớm có suy nghĩ sẽ nhảy ra khỏi ngành kỹ thuật, tôi muốn thay đổi môi trường làm việc, nên cuối cùng chấp nhận lời đề nghị của công ty chứng khoán.
Sau khi chuyển nghề, vài tháng trở lại đây, tôi cũng cảm nhận được một số khác biệt giữa ngành cũ và công ty chứng khoán. Ví dụ, công ty cũ của tôi coi trọng quản lý phẳng hơn, cơ cấu tổ chức sẽ đa dạng hơn, bạn có thể gặp phải những nhà lãnh đạo trẻ hơn mình. Nhưng trong các công ty chứng khoán, cảm giác phân cấp sẽ mạnh hơn một chút và bạn cần phải thực hiện một số thay đổi trong cách giao tiếp.
Công ty cũ sẽ có sự điều chỉnh lương và thăng tiến ổn định, nhưng hiện nay, tốc độ tăng lương và thăng tiến không quá nhanh và tốc độ luân chuyển nhân sự tương đối chậm.
Trước đây, một chu kỳ dự án ngắn nhất là hai hoặc ba tháng, và dài nhất là nửa năm, nhưng ở đây, nó có thể kéo dài từ một đến hai hoặc ba năm, và tốc độ làm việc chậm hơn. Tuy nhiên, do mới sang môi trường mới, phải bận rộn làm quen với nhiều kiến thức mới nên áp lực công việc cũng không giảm là bao.
Sự thay đổi khiến tôi cảm động nhất là đồng hồ sinh học của tôi đã được điều chỉnh. Khi còn ở công ty cũ, công việc chính thường được thực hiện vào buổi chiều và buổi tối, tôi đi ngủ lúc 1 giờ sáng và bắt đầu làm việc lúc 9 giờ sáng, hoàn toàn xáo trộn thời gian tôi có thể dành cho con cái.
Hiện tại, các bộ phận thường tan làm vào lúc 7 giờ tối, đồng hồ sinh học của tôi đã được điều chỉnh để đi ngủ lúc 11 giờ đêm và thức dậy lúc 7 giờ sáng. Dậy sớm 2 tiếng, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Việc nghỉ làm sớm cũng giúp tôi có thời gian cho con vào buổi tối, đọc sách và chơi cùng con, thay vì chỉ làm bố vào cuối tuần.
Nói chung, thay đổi môi trường cũng giống như thay đổi cách sống, nhiều việc trước đây tôi không dám nghĩ đến thì nay đã có thời gian và sức lực để làm.
Diệu Mỹ | 29 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc
Tôi từng là giám đốc pháp lý khu vực của một công ty Internet lớn, sở hữu cổ phần và cả mức lương khá ổn. Do được nội bộ công ty luật đề bạt, tuy có kiến thức chuyên môn cơ bản nhưng trình độ còn non kém, chưa thể đưa ra những định hướng sơ bộ đối với các quyết định quan trọng, điều này khiến một cổ đông lớn của công ty lúc đó có một định kiến mạnh mẽ về tôi.
Cùng với một số hành vi vô ý thức của các đồng nghiệp ở công ty, thần kinh của tôi vô cùng căng thẳng, tôi cảm thấy rằng sự tồn tại của người phụ nữ là một điều gì đó gây ra sự khó chịu ở nơi này. Khoảng thời gian đó, ngày nào tôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi, run rẩy, tôi thậm chí nhiều lần suy sụp và khóc trong các cuộc họp công việc với các thầy cô và anh em trong công ty luật.
Sau khi quyết định rời khỏi công ty này, tôi bỗng nhiên cảm thấy mọi thứ trong cuộc sống chẳng liên quan gì đến mình, tôi không thể hào hứng với bất cứ điều gì, tôi thậm chí đã phải tìm tới tư vấn tâm lý vì điều này.
Sau đó, tôi đến một công ty thương mại điện tử nhỏ làm việc. So với trước, tiền lương đã giảm đi rất nhiều, nhưng nó đủ tiêu với tôi. Công ty nhỏ, kinh doanh đơn lẻ, khối lượng công việc, việc họp hành, tiếp khách cũng giảm đi. Nhưng trên thực tế, nhân viên của công ty còn quá trẻ và sự luân chuyển nhân sự cao khiến nhiều người chỉ biết đi làm cho có và thậm chí không biết mô hình và logic công việc là gì. Trong thời gian một năm rưỡi đi làm, tôi thường xuyên cảm thấy không ổn về mặt tinh thần, tôi thường xuyên phải xác nhận với bạn bè xem từ ngữ giao tiếp, giọng điệu thậm chí cả nét mặt của mình có quá gay gắt không, ngôn ngữ pháp luật có khó hiểu không, hoặc liệu nó có quá tầm thường và phi thực tế hay không.
Cho đến cuối năm ngoái, công ty thương mại điện tử này cũng bước vào giai đoạn đấu đá nội bộ vì nhiều vấn đề tồn đọng chồng chất, tôi thực sự không hiểu tại sao mình lại phải bám lấy công ty với mức lương ít ỏi này, cuối cùng chọn cách rời đi.
Sau này, tôi vào làm ở xí nghiệp sản xuất truyền thống vì gần nhà.
Tôi sẽ làm thêm giờ ít nhất 10-20 phút mỗi ngày hoặc xử lý quy trình phê duyệt trên tài khoản chính thức của công ty tại nhà. Nhân viên trong công ty nhiều lần cũng khuyên nói tôi cố làm thêm nửa tiếng để nhận lương làm thêm giờ hoặc ăn tối rồi hãy về. Môi trường ở đây tương đối thoải mái, ít có sự ghen ghét trong quan hệ giữa các cá nhân, mỗi khi làm việc và giao tiếp, tôi đều có thể cảm nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp mới.
Nhìn lại, tôi nhận ra rằng khi làm việc trong một công ty Internet lớn, tôi gặp phải vấn đề về sự tỷ lệ nghịch giữa năng lực và đạo đức. Hiện tại, lương đã giảm, cấp bậc đã biến mất, ngành đã thay đổi và mọi thứ phải bắt đầu lại, tuy nhiên, tôi đã thoát khỏi sự mệt mỏi về tâm lý, sức khỏe tinh thần của tôi hiện cũng đã ở trong tình trạng tốt. Tôi dự định sẽ nâng cao trình độ học vấn của mình trong 5 năm tới, học hỏi nhiều điều để trau dồi bản thân và chuẩn bị cho những vị trí cấp cao hơn bằng chính thực lực của mình.
Tôi cảm thấy tốt hơn khi ít làm thêm giờ hơn, sự ổn định về cảm xúc cũng là một kho báu mà tôi có được sau khi chuyển việc dù lương ít hơn. Tôi không còn thức đêm nữa, sức khỏe được cải thiện, cuối tuần có thể nghỉ ngơi, bạn bè cũng nói tôi bớt thở dài trong vô thức. Nhưng tôi không khuyến khích mọi người chọn chuyển việc và giảm lương, nếu công việc mới vẫn quá tải, vậy thì việc bị giảm lương cũng sẽ chẳng có có ý nghĩa gì.