Sứ mệnh tàu Apollo 11 và 50 năm chinh phục Mặt trăng: Những bước tiến vĩ đại của nhân loại

Từ 50 năm trước, ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apolo 11 đã rời Trái đất, mang theo những nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa xôi này, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại.
19/07/2019 11:13

(Thethaovanhoa.vn) - Mặt trăng cách Trái đất hơn 384.000 km, nhưng đối với loài người, hành tinh này ngày càng gần gũi và quen thuộc hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian.

Nhìn lại cuộc chạy đua chinh phục Mặt trăng

Nhìn lại cuộc chạy đua chinh phục Mặt trăng

Ngày 16/7/1969, tàu Apollo 11 được phóng vào không gian, trở thành sứ mệnh thứ 5 trong chương trình Apollo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và là sứ mệnh đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng.

Từ 50 năm trước, ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apolo 11 đã rời Trái đất, mang theo những nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa xôi này, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại.

50 năm chinh phục Mặt trăng

Apolo 11 là chuyến bay có người lái thứ 5 và cũng là sứ mệnh vô cùng đặc biệt trong Chương trình Apollo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Con tàu được phóng lên bằng tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại đảo Merritt, Florida vào ngày 16-7-1969 và 3 nhà du hành vũ trụ Mỹ Neil Armstrong, Buzz Aldrin cùng McKolins là những người thực hiện trọng trách đưa nó đến Mặt Trăng an toàn.

Sứ mệnh tàu Apollo 11, Tàu Apollo 11, tàu apollo 11, sứ mệnh tàu apollo 11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, Tàu Apollo đổ bộ mặt trăng, Tàu Apollo 11 đổ bộ mặt trăng
Phi hành gia Buzz Aldrin đứng bên cạnh lá cờ của Mỹ cắm trên Mặt trăng, gần vị trí của thiết bị hạ cánh Lunar trong chuyến bay của Apollo 11. Ảnh: NASA

Chuyến bay lịch sử thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Mỹ và cộng đồng thế giới. Sau khi được phóng qua tầng khí quyển của Trái đất, tàu Apollo 11 được tách ra và tiếp tục chặng đường kéo dài 3 ngày trên hành trình hướng tới Mặt Trăng. Khi đã đi vào quỹ đạo của hành tinh, các phi hành gia điều khiển mô đun tiếp cận và hạ cánh tại khu vực Sea of Tranquility (Biển tĩnh lặng) trên Mặt trăng vào ngày 20-7.

Các phi hành gia tiếp tục ở trong mô đun 21 tiếng sau khi hạ cánh. Ngày hôm sau, 21-7, phi hành gia Neil Armstrong đã mở cửa mô đun, bước ra ngoài và đặt bước chân đầu tiên của con người lên bề mặt Mặt trăng. Và Neil Armstrong đã có câu nói bất hủ “Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại".

Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã dành hai tiếng rưỡi cùng nhau khám phá, chụp hình và thu thập mẫu vật trên bề mặt “chị Hằng” để đem về Trái đất nghiên cứu. Và Buzz Aldrin đã tóm tắt về cảnh quan Mặt trăng cằn cỗi chỉ trong hai từ mô tả hoàn hảo điều đó, đó là "sự hoang vu tráng lệ". Trước khi quay lại tàu, họ đánh dấu sự có mặt của con người bằng cách cắm cờ Mỹ trên Mặt trăng. Và ngày 24-7, các phi hành gia trở về Trái đất an toàn.

Sứ mệnh tàu Apollo 11, Tàu Apollo 11, tàu apollo 11, sứ mệnh tàu apollo 11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, Tàu Apollo đổ bộ mặt trăng, Tàu Apollo 11 đổ bộ mặt trăng

Sự kiện vĩ đại này đã được tường thuật trực tiếp và phát sóng trên toàn cầu. Khoảng 600 triệu người trên khắp thế giới theo dõi trực tiếp cuộc đổ bộ của tàu Apollo 11 lên Mặt trăng qua truyền hình. 

Sau Apollo 11, Mỹ còn thực hiện thêm 5 sứ mệnh đưa con người lên Mặt trăng khác, chuyến bay cuối cùng là Apollo 17, mặc dù trước đó NASA đã lên kế hoạch cho 3 nhiệm vụ khác là Apollo 18, Apollo 19 và Apollo 20.

Mới đây, sau 50 năm, NASA đã công bố kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng và sẽ ở lại trong thời gian dài để khám phá thêm thông tin về hành tinh này. Tuyên bố của NASA cho thấy quyết tâm trong việc khám phá và chinh phục vệ tinh tự nhiên duy nhất của “hành tinh xanh”.

Và một bộ phim tài liệu mang tên "Hạ cánh xuống Mặt trăng: Những băng hình bị thất lạc" với những hình ảnh chưa từng được biết đến về sự kiện này được công chiếu vào dịp kỷ niệm tròn 50 năm con người đặt chân tới Mặt trăng, để một lần nữa chúng ta cảm nhận rõ hơn thế nào là một bước tiến vĩ đại của loài người.

Những bước tiến dài của nhân loại 

Năm 1957, với hình dáng của một quả cầu nhôm, vệ tinh Sputnik 1 do Liên Xô chế tạo đã trở thành vệ tinh đầu tiên của thế giới bay vào vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Chỉ 4 tháng sau, người Mỹ cũng đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ, Explorer 1, vào tháng 1-1958.

Sứ mệnh tàu Apollo 11, Tàu Apollo 11, tàu apollo 11, sứ mệnh tàu apollo 11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, Tàu Apollo đổ bộ mặt trăng, Tàu Apollo 11 đổ bộ mặt trăng

Cuộc đua chinh phục vũ trụ giữa các cường quốc đã chính thức bắt đầu. Sau các vệ tinh là thách thức đưa người lên vũ trụ và Liên Xô có hành trình bay vòng quanh Trái đất trong 108 phút của phi hành gia Yuri Gagarin vào ngày 12-4-1961. Chưa đầy 1 tháng sau, người Mỹ cũng đã đưa phi hành gia Alan Shepherd lên quỹ đạo, nhưng chuyến bay chỉ kéo dài trong vòng 15 phút nên Shepherd đã không kịp đi hết 1 vòng trái đất. Sau đó, Mỹ lên kế hoạch cho một sự kiện vô cùng táo bạo trở thành quốc gia đầu tiên chinh phục Mặt trăng. Và Apolo 11 đã làm được điều đó, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu chương trình các chuyến bay có người vào không gian của NASA.

Tuy ban đầu, toàn bộ chương trình Apollo xuất phát từ những tính toán chiến lược mang tính chính trị, nhưng cuộc đổ bộ xuống Mặt trăng năm 1969, mở đầu cho những cuộc chinh phục tiếp sau, đã mang lại những kết quả quan trong cho nền khoa học của toàn nhân loại. Thông qua việc quan sát trực tiếp bề mặt Mặt trăng và cùng việc có được hàng trăm kg mẫu vật từ hành tinh này, các nhà khoa học Trái Đất bắt đầu hiểu được lịch sử hình thành Mặt trăng, quá trình vận động và tương tác trên hành tinh này với những tri thức hoàn toàn chưa được biết đến trước đó.

Sự thành công của dự án Apollo cũng tạo ra cơ hội cho người Mỹ và người Nga hợp tác với nhau trong chuyến bay quốc tế đầu tiên vào vũ trụ - đó là Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz được tiến hành vào tháng 7-1975. Dự án này là sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác trong không gian. 

Sứ mệnh tàu Apollo 11, Tàu Apollo 11, tàu apollo 11, sứ mệnh tàu apollo 11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, Tàu Apollo đổ bộ mặt trăng, Tàu Apollo 11 đổ bộ mặt trăng
Phi hành đoàn hạ cánh thành công lên Mặt Trăng: Neil Armstrong (trái), Michael Collins (giữa) và Buzz Aldrin. Armstrong và Aldrin là hai phi hành gia sau đó đặt chân lên Mặt Trăng. Collins ở lại modul bay trên quỹ đạo của Apollo 11. Ảnh: NASA

Năm 1993, Nga, Mỹ và các đối tác châu Âu đã ký hiệp định hợp tác trong các nhiệm vụ chinh phục vũ trụ và việc xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế ISS vào năm 1998. Từ thời điểm đó, ISS đã được coi là ngôi nhà chung trên vũ trụ của các nhà du hành và nghiên cứu không gian từ các nước trên thế giới, là cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng, giữ vai trò phát triển mục tiêu tiếp theo cho những chuyến du hành vượt ra ngoài quỹ đạo Trái đất.

Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt trăng, năm 2018, tại Hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Thủ đô Riga, Latvia, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng mặt trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến. Theo kế hoạch, “Làng mặt trăng” ban đầu sẽ là nơi điều phối hoạt động của robot hoặc các máy thăm dò, sau đó sẽ đưa người lên nghiên cứu và trở thành trạm chuyển tiếp cho các kế hoạch khám phá những vùng đất xa xôi hơn trong vũ trụ. ESA đặt mục tiêu không chỉ có sự hiện diện tạm thời của con người mà còn tham vọng đưa con người định cư lâu dài trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Tại đây, các nhà thám hiểm sẽ sinh sống trên bề mặt Mặt trăng, đồng thời chia thành nhiều đơn vị thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học vũ trụ, thiên văn học, nghiên cứu sự sống của con người ngoài không gian, sử dụng tài nguyên trên Mặt trăng, thậm chí phát triển kinh tế, thương mại.

Các ý tưởng đối với Mặt trăng cho thấy đã có những bước tiến trong nghiên cứu khoa học cũng như tham vọng của con người trong việc khám phá vũ trụ.

Neil Armstrong

Neil Armstrong (5 tháng 8 năm 1930 – 25 tháng 8 năm 2012) là một phi hành gia người Mỹ, và cũng là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin và Michael Collins. Chuyến bay đầu tiên của ông là phi công trên tàu Gemini 8 năm 1966, ông trở thành công dân Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Trong nhiệm vụ này, ông đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ có người lái cùng với phi công David Scott. Chuyến bay thứ hai và cuối cùng Armstrong đã làm nhiệm vụ chỉ huy của phi vụ Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969. Thời khắc lịch sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và dành 2,5 giờ khám phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command.

Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại tiểu bang Ohio, Mỹ.

Vào khoảng những năm 1956, ông là một phi công lái thử tại Trạm Bay Tốc độ cao NASA ở Căn cứ Không quân Edwards, tiểu bang California.

Sau quãng thời gian làm một phi công lái thử, Armstrong có bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp. Ông chuyển sang làm một nhà du hành vũ trụ.

Năm 1969, Armstrong nhận nhiệm vụ tham gia chuyến bay Apollo 11 và sứ mệnh đại diện cho cả ngành hàng không vũ trụ Mỹ trong việc đặt chân lên Mặt Trăng. Người Mỹ rất khao khát làm được điều này, sau khi người Nga đã đi trước một bước với việc đưa được con người vào vũ trụ 8 năm trước đó.

Sáng sớm ngày 20/7/1969, Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân xuống Mặt Trăng với câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ của một con người, nhưng là bước tiến lớn của nhân loại". Sau đó Armstrong và bạn đồng hành Aldrin cùng căng lá quốc kỳ Mỹ trên Mặt Trăng. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới và có đến vài trăm triệu người đã theo dõi qua màn hình tivi đen trắng.

Với việc trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, Armstrong vụt sáng để trở thành một biểu tượng đáng tự hào của rất nhiều thế hệ người Mỹ. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều thanh niên Mỹ coi ông là một tấm gương sáng để noi theo.

Sau khi thực hiện "bước tiến dài của nhân loại" trên Mặt Trăng vào năm 1969, nhà du hành Neil Armstrong duy trì cuộc sống bình lặng và tránh xa ánh hào quang của quá khứ.

Ngay sau chuyến bay lên Mặt Trăng, Armstrong tuyên bố ông sẽ không bay lên vũ trụ nữa. Ông từ bỏ mọi chức vụ tại NASA vào năm 1971 và nhận công việc giảng dạy tại khoa Cơ khí Hàng không của Đại học Cincinnati ở tiểu bang Ohio. Mặc dù từng lái máy bay chiến đấu cho hải quân Mỹ, làm phi công thử nghiệm và phi hành gia cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Armstrong chưa bao giờ cho phép bản thân chìm đắm trong ánh hào quang sau chuyến bay lên Mặt Trăng vào năm 1969. Ông rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Vô số công ty muốn ông trở thành người phát ngôn của họ, nhưng ông liên tục từ chối và chỉ chấp nhận lời mời của một số doanh nghiệp.

"Tôi, bây giờ và mãi mãi, chỉ là một kỹ sư bình thường", ông từng tuyên bố như vậy vào năm 2000.

Khi xuất hiện tại thành phố Dayton vào năm 2003 để tham dự một sự kiện, Armstrong bước lên sân khấu nhưng chỉ phát biểu trước đám đông trong vài giây và không hề đề cập tới Mặt Trăng. Sau đó ông nhanh chóng rời sân khấu.

Luôn lẩn tránh ống kính của báo giới, nhưng vào năm 2010, Armstrong xuất hiện trước công chúng để bày tỏ sự lo ngại về chính sách của Tổng thống Obama đối với chương trình thám hiểm vũ trụ. Sau khi nắm quyền, ông Obama không ưu tiên tới việc trở lại Mặt Trăng mà chú trọng vào việc tư nhân hóa hoạt động vận tải vũ trụ.

Cùng với hơn 10 cựu phi hành gia của NASA, ông ký một thư kêu gọi chính phủ Mỹ chú trọng việc hướng tới Mặt Trăng trong tương lai.

Ngày 25/8/2012, Armstrong qua đời tại chính quê hương Ohio, vì những di chứng sau một ca phẫu thuật tim.

P.V (theo TTXVN, Wiki, Smithsonian, thienvanhanoi.org)

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.