Stockholm thành phố xanh nhất châu Âu

Ký giả Anthony Bells Kafui Kanyi vừa có một bài phân tích trên tờ tin của hãng thông tấn Ghana về sự tuyệt vời của giao thông đô thị tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển).
20/05/2012 07:03

(TT&VH Cuối tuần) - Ký giả Anthony Bells Kafui Kanyi vừa có một bài phân tích trên tờ tin của hãng thông tấn Ghana về sự tuyệt vời của giao thông đô thị tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển). Đã từ lâu Stockholm được xem là thành phố “xanh” nhất châu Âu khi những chuẩn mực cuộc sống được nâng cao đáng kể và phù hợp với môi trường. Câu chuyện về Stockholm có thể mang lại rất nhiều kinh nghiệm cho những thành phố khác trên thế giới đang đối mặt với những vấn nạn về môi trường và giao thông đô thị.

Sạch ở đây không chỉ ở vấn đề vệ sinh môi trường mà ở khái niệm “năng lượng sạch” được đề cao trong thành phố này. 80% hộ gia đình ở đây đã được kết nối với hệ thống sưởi chung của khu phố và 83% năng lượng dùng cho việc sưởi ấm là năng lượng sạch. Ông Gunnar Soderholm, người phụ trách quản lý môi trường và sức khỏe tại Tòa thị chính Stockholm, cho biết giai đoạn kế tiếp mà thành phố thực hiện sẽ là giảm lượng khí thải xuống còn 3 tấn vào năm 2050, tuy hiện nay con số đó là 3,4 tấn đã ở mức “đạt” theo chuẩn châu Âu và “rất tốt” nếu so với Hoa Kỳ. Mỗi khu dân cư ở Stockholm đều có những khoảng xanh lớn để cung cấp khí sạch, một điều mà nhiều nước phát triển chần chừ trong các dự án đô thị mới và các nước chưa phát triển thì cứ muốn lấn thêm để xây nhà.

Hammarby Sjöstad, khu đô thị “xanh” nhất Stockholm, một kiểu mẫu phát triển đô thị thân thiện với môi trường của Thụy Điển
Stockholm đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải rất “Thụy Điển”, hệ thống này được đặt hàng hãng máy tính IBM có tên là Smarter Planet (hành tinh thông minh). Chính quyền thành phố đã tốn khoảng 3,8 tỷ kronor (hơn 500 triệu USD) để xây dựng hệ thống thu phí giờ cao điểm và cũng đã phải trải qua rất nhiều lần trưng cầu dân ý cũng như đau đầu với luận điểm của phe đối lập khi cho rằng thu phí giờ cao điểm là đi ngược lại với hình thái dân chủ. Nhưng rồi dự án cũng được thông qua và áp dụng. Việc thu thuế cầu đường và giao thông nội thị đã giúp giảm 20% lưu lượng giao thông (xe cá nhân) tại trung tâm thành phố trong vòng 4 năm, giảm 30-50% thời gian đi lại và giảm 10-14% lượng khí thải carbon. Lượng carbon thải ra ở Stockholm là thấp nhất châu Âu. Hiện 77% lượng xe ra vào Thủ đô là phương tiện giao thông công cộng. Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng thêm 750km đường dành cho xe đạp. Kết quả là số lượng người dân di chuyển bằng xe đạp đã tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm. 50% người dân đã có thói quen sử dụng xe điện ngầm và có đến 50% xe buýt chạy bằng năng lượng tái tạo. Năm 2010, Thủ đô của Thụy Điển đã giành được danh hiệu “Thủ đô xanh của châu Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng. Mục tiêu mà chính quyền Stockholm đề ra cho đến năm 2050 là “toàn bộ năng lượng sử dụng sẽ là năng lượng tái tạo”, một mục tiêu cực kỳ táo bạo nhưng không phải là không khả thi. Hiện tại, Stockholm có mục tiêu gần hơn là tới năm 2030, đây sẽ là Thủ đô của xe điện.

Chiến lược môi trường xanh, năng lượng sạch đã được khởi xướng ở đây từ những năm 1950, 1960. Lúc ấy các khu dân cư được sưởi ấm phần lớn bằng nhiên liệu than, sau đó đến dầu đun và rồi cả Thủ đô bị ngợp trong bồ hóng và xám xịt. Khi đó, Stockholm bắt đầu xây những khu đô thị mới và quyết định đem năng lượng tới từng nhà, cả nước nóng và khí đốt bằng những hệ thống ngầm hiện đại. Những khu đô thị mới được mọc lên theo nguyên tắc chan hòa với tự nhiên. Hệ thống cầu đường cũng được xây dựng trên nguyên tắc hòa hợp với thiên nhiên.

Hệ thống giao thông công cộng ở Stockholm được xem là hiện đại nhất châu Âu với hệ thống tàu điện ngầm và xe buýt hoạt động rất tốt và khoa học. Vào giờ cao điểm những xe cá nhân vào - ra thành phố đều bị kiểm soát bởi hệ thống theo dõi tại các ngã tư và có thu phí

Hình mẫu của Stockholm là khu đô thị phát triển bền vững Hammarby Sjöstad. Đội ngũ kiến trúc sư thiết kế đã ưu tiên đề nghị giải pháp tái chế chất thải theo hướng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng của người dân sinh sống tại đây. Ông Malena Karlsson, thuộc trung tâm thông tin Stockholm, giải thích: “Hammarby Sjöstad không phải là một khu phố tự cung tự cấp năng lượng, song mục đích ở đây là làm sao cho 50% nguồn năng lượng sử dụng phải được chính các hộ dân tự mình làm ra. Ví dụ như nguồn nước thải sau khi được xử lý sẽ được tái chế dùng cho việc sưởi ấm trong nhà”. Cần biết thêm là hơn nửa thế kỷ trước, nhà máy lọc nước thải Henriksdalsverket đã được xem là một trong những nhà máy lọc nước tốt nhất thế giới. Hơn 700 năm trước, khi hình thành, Stockholm đã quen sinh sống với nguồn nước từ hồ Mälaren, một nơi mà người ta xem là ô nhiễm nhất thế giới khi rác thải có mặt ở khắp nơi. Nhưng rồi chính nhờ Henriksdalsverket mà bây giờ nguồn nước này đã nuôi sống cả thành phố, theo chất lượng tốt nhất. Và nhờ sống trong “căn hộ sinh thái”, những cư dân của khu phố này cũng từng bước trở thành những “công dân sinh thái” hạng nhất ở Thụy Điển, sống tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.

Điện sử dụng cho những công trình giao thông công cộng ở Stockholm đều là năng lượng sinh thái. Năm ngoái, 2011, phân nửa số xe buýt của thành phố dùng năng lượng này. Trong vòng 10 năm tới, chính quyền thành phố sẽ áp dụng năng lượng sinh thái 100% cho xe buýt công cộng.

Tại Hammarby Sjöstad, mỗi ngày có 5 tấn rác thải được đưa đi xử lý. Và việc thu gom rác thải rất nhẹ nhàng, bởi khu phố này đã xây dựng được một hệ thống ống ngầm, qua đó rác thải sinh hoạt từ các hộ dân sẽ được hút với vận tốc 20m/giây, đưa thẳng về khu nhà máy xử lý chính nằm cách đó 2km. Song, điều quan trọng nhất là rác đã được phân loại cẩn thận từ mỗi hộ gia đình và sau đó được vứt vào các họng lấy rác ở ngay trước các căn hộ: báo chí và giấy các loại sẽ được tái chế; thức ăn dư thừa và các chất thải từ nhà bếp sẽ được dùng làm phân bón hay khí đốt sinh học; các loại rác đốt được sẽ được tái sử dụng thành năng lượng cho các mục đích dân sinh khác nhau…

Xây dựng được một Thủ đô Stockholm xanh như hiện nay không phải là công việc của ngày một ngày hai mà có. Thành phố này đã phải mất nhiều thập niên liên tục hướng đến mục tiêu cải tạo và bảo vệ môi trường sống cho người dân. Kết quả này cũng là thành tựu lớn từ sự hợp lực nhuần nhuyễn giữa các ngành công nghiệp khác nhau, cùng với ban lãnh đạo chính quyền thành phố và nhất là, từ ý chí tự giác của toàn thể người dân.

Hoa Thiên (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.