Sách 'Columbus: Bốn chuyến hải hành': Khi một huyền thoại hằng hải bị đối xử như cướp biển
(Thethaovanhoa.vn) - Sau ba chuyến hải hành khám phá và thiết lập đặt chế độ thuộc của Tây Ban Nha tại đây, Columbus đã có chuyến hải hành thứ tư “hoang dã nhất, thiếu thất trọng nhất, và khắc nghiệt nhất trong tất cả các chuyến đi”.
Chuyến hải hành thứ tư của ông được dựng nên đầy sống động qua nhật ký của người con trai Ferdinand, được tác giả Laurence Bergreen sử dụng trong cuốn sách Columbus: Bốn chuyến hải hành (1492-1504).
Đắm tàu và tuyệt vọng
Đội tàu của Columbus chỉ có bốn chiếc tàu thông thường, thuê của các vị quân chủ. Tàu chỉ huy là La Capitana, dưới sự chỉ huy của Diego Tristan, một người trung thành với Columbus. Ambrosio Sanchez là thuyền trường, Juan em trai ông là hoa tiêu chính. Họ quản lý một đoàn thủy thủ 34 người, bao gồm 14 thủy thủ, và 20 cậu bé phục vụ trên tàu.
Do bị hành hạ bởi bệnh gút và thị lực giảm sút, Columbus không nắm một vai trò rõ ràng trong chuyến đi này.
Ngày 9/5/1502, đoàn tàu giương buồm từ bến cảng Cadiz và hướng đến Santa Catalina. Từ đó, ngày 11/5 hướng đến Arzila, một thành phố được biết đến với cái tên Asylum, nằm trên bờ Đại Tây Dương về phía bắc Morocco.
Ngày 20/5 đội tàu ghé vào đảo Grand Canary, chuẩn bị thêm nước và củi cho chuyến đi. Đến sáng 15/6 khi biển khá động và gió, họ đến Martinique ở khu vực Caribbean về phía bắc của Trinidad, vượt qua Đại Tây Dương trong 20 ngày, khoảng thời gian mà thậm chí một thủy thủ thời nay cũng khó lòng sánh được.
Vào ngày 29/6, Columbus đến Santo Domingo. Đúng lúc đó. Đội tàu của Bobadilla đang có những chuẩn bị cuối cùng để đi về Tây Ban Nha, trong đó có con tàu Aguja, chở kho bàu tài sản cá nhân của ông. Ông khuyên đô đốc mới ở Tân thế giới lúc bấy giờ là Ovando “không cho phép đội tàu về quê nhà được ra khơi trong vòng tám ngày nữa bởi mối nguy hiểm rất lớn”.
Nhưng Ovando phần vì không muốn cho Columbus vào cảng, phần vì tính ích kỷ, đã phớt lờ lời cảnh báo của Columbus và cho đội tàu rời đi. Họ đã gặp phải cơn bão lớn, nguy kịch, nhưng vẫn bị cấm lên bờ.
Columbus chép trong nhật ký của mình “trong thời tiết như vậy tôi vẫn bị cấm lên đất liền hay vào những bến cảng mà tôi đã chiếm được cho Tây Ban Nha bằng màu và mồ hôi của chính mình”.
Không có tư cách công dân và không được trông đợi tất cả họ đều trên con đường trở thành những kẻ ngoài vòng pháp luật và cướp biển.
Đến giữa tháng 7/1502, một loạt cơn bão hết con này đến cơn khác nổi lên khắp vùng biển Carribean. Đó là mùa bão.
88 ngày, bị những cơn bão đáng sợ quăng quật, những con tàu bị tàn phá, buồm rách nát, neo, dây buồm, và xích bị mất. Nhiều người ốm gần chết. Columbus viết “chúng tôi đã trải qua các cơn bão khác, nhưng không cơn bão nào kéo dài đến thế và gây khiếp sợ đến thế. Những người mà chúng tôi coi là dũng cảm đã đánh mất mọi hy vọng hết lần này đến lần khác”.
Ngày 25/9, họ dừng lại trên đảo Cariay, để sửa chữa tàu, bổ sung đồ dự trữ, và để thủy thủ nghỉ ngơi.
Ngày 3/1/1503, đội tàu tiếp tục giương buồm ra khơi những đã gặp phải thời tiết xấy với những ngọn gió ngược ngày càng tệ hại hơn mỗi khi Columbus thay đổi đường đi.
Sống trên đảo hoang, những cuộc nổi loạn, và sự giải cứu
Trong những điều kiện kinh khủng, Columbus hướng về phía Jamaica “con tàu đã chìm một nửa kia phải vội vàng tìm cảng đậu. Tôi vật lộn với biển cả giữa cơn bão. Trong lúc tàu tôi chìm, Chúa đã đẩy tôi vào đất liền một cách thần kỳ”.
Những người thủy thủ bám víu vào con tàu rách nát trôi nổi, hầu như không điều khiến được nữa. “Vô cùng vất vả chúng tôi tiếp tục trong trạng thái này cho tới khi trời sáng thì chúng tôi đến được cảng ở Jamaica tên là Puerto Bueno” trên bờ biển phía bắc, sau này gọi là cảng Dry.
Mấy con tàu trở thành các pháo đài tạm thời. Không khí cô độc và tịch mịch bao trùm tất cả.
Những người Tây Ban Nha đã tiến hành thương lượng với người Anh- điêng về việc trao đổi lương thực, để duy trì sự sống.
Giữa tình hình nguy cấp, Columbus đã quyết định cử vài người đưa tin ngược trở về Hispaniola với yêu cầu khẩn cấp về một con tau cứu trợ cùng đồ dự trữ và đạn dược.
Columbus đã chọn Mendez “ta biết rằng không có ai ở đây ngoài anh sẽ dám thực hiện nhiệm vụ này”. Và Mendez đã bắt tay vào việc chuẩn bị chiếc thuyền độc mộc mỏng manh. Mỗi thuyền sẽ trở sáu người Tây Ban Nha cùng vài tay chèo Anh- điêng. Họ sẽ phải đi khoảng 124 dặm để tìm kiếm sự trợ giúp.
Khi đoàn giải cứu đã rời đi, thuyền trưởng Francisco Porras đã lôi kéo những thủy thủ nổi loạn chống lại Columbus.
Những người Anh- điêng cũng bắt đầu mang đến cho các vị khách bị bỏ rơi tại đảo ít thực phẩm hơn. Tháng 1/1504, tình thế ngày càng khó khăn. Những người châu Âu nhận ra rằng người Anh- điêng qua việc bỏ đỏi những kẻ xâm nhập ở một mức độ “tin rằng họ chi phối chúng tôi”
Lúc này, Columbus đã nghĩ ra một mưu mẹo khiến những người dân cư ở đảo tin rằng ông “kiểm soát được cả đất trời”. Lợi dụng hiện tượng nguyệt thực ngày 29/2/1504, Columbus đã khiến người Anh-điêng “chăm chỉ cung cấp cho chúng tôi mọi thứ chúng tôi cần”.
Trong lúc đó, đội giải cứu Mendez đã hoàn thành được xứ mạnh của mình khi vượt qua được bão táp và đói rét để đến Hispaniola an toàn. Tại đây, ông đã tìm cách mua một chiếc tàu, và chất lên đó đầy đủ đồ dự trữ: bánh mì, rượu vang, thịt lợn, cừu, hoa quả. Ông cẩn thận trông móm việc cung cấp đồ dự trữ trên chiếc tàu buồm cho chuyển đi, và khởi hành đi Jamaica vào cuối tháng 5/1504 để đón Columbus.
Cho đến khi được giải cứu, Columbus cùng những thủy thủ của ông đã sống trên đảo Jamaica một năm, trải qua đầy những bất an, tuyệt vọng. Sau này khi nhớ lại, Columbus đã nói rằng, trong suốt cuộc đời ông, cưa bao giờ biết đến ngày nào vui sướng như khi nhìn thấy con tàu giải cứu của Mendez đến. Giây phút ấy khiến chuyến hải hành thứ tư trở thành ký ức tuyệt vời của Columbus.
Tất cả đều có trong cuốn sách tiểu sử Columbus: Bốn chuyến hải hành (1492-1504) được viết bởi tác giả Laurence Bergreen. Cuốn sách nhận được nhiều lời khen ngợi từ báo chí và các nhà phê bình, được xem là “một thiên anh hùng ca đầy say mê, đồng thời cũng là sự tái hiện chân dung của một nhân vật phức tạp, quyến rũ, và mâu thuẫn nhất từng dong buồm ra khơi” (USA Today).
Sách đã dịch sang tiếng Việt, do dịch giả Đặng Tuyết Anh chuyển ngữ, vừa được xuất bản tại Việt Nam tháng 3/2019.
Bảo Minh