Rằm tháng 7 nhớ 'Văn tế thập loại chúng sinh'

Có một lần, tôi đi công tác vào đúng dịp Rằm tháng 7. Nhiệm vụ thờ cúng tôi giao cho con gái khi đó đang là sinh viên đại học. Trước khi đi, tôi dặn dò con cẩn thận mâm cúng trong nhà, mâm cúng chúng sinh ngoài sân và đưa cuốn vở soạn những bài khấn từ tuần Rằm, mùng 1 đến Tết Táo quân... Con giở phần cúng rằm tháng 7 và thốt lên: "Mẹ ơi! Trong quyển sổ ghi bài khấn này có bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du mà con đã học ở phổ thông…"
02/09/2020 05:02

(Thethaovanhoa.vn) - Có một lần, tôi đi công tác vào đúng dịp Rằm tháng 7. Nhiệm vụ thờ cúng tôi giao cho con gái khi đó đang là sinh viên đại học. Trước khi đi, tôi dặn dò con cẩn thận mâm cúng trong nhà, mâm cúng chúng sinh ngoài sân và đưa cuốn vở soạn những bài khấn từ tuần Rằm, mùng 1 đến Tết Táo quân... Con giở phần cúng rằm tháng 7 và thốt lên: "Mẹ ơi! Trong quyển sổ ghi bài khấn này có bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du mà con đã học ở phổ thông…".

Văn khấn Rằm tháng 7, văn khấn lễ Vu Lan và bài cúng lễ Xá tội vong nhân

Văn khấn Rằm tháng 7, văn khấn lễ Vu Lan và bài cúng lễ Xá tội vong nhân

Văn khấn Rằm tháng 7, văn khấn lễ Vu Lan và bài cúng lễ Xá tội vong nhân trong ngày lễ Vu Lan hay còn gọi báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn "mở cửa địa ngục". Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Á Đông.

Thật ra, việc đưa áng văn bất hủ này của đại thi hào Nguyễn Du vào văn khấn Rằm tháng 7 là điều tất nhiên vậy.

Từ lễ xá tội vong nhân, lễ Vu lan đến đạo Hiếu dân tộc

Ở Việt Nam, lễ xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu diễn ra cùng trong ngày Rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên). Tuy có chút khác nhau, nhưng do cùng chung nét đẹp đạo lý, nhân văn, nên một cách rất tự nhiên cả 2 lễ trên đã hòa chung làm 1.

Ngày Vu lan báo hiếu gắn với câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ trong ngày Tự tứ - ngày chư tăng mãn Hạ theo truyền thống đạo Phật. Theo Kinh Vu lan, đệ tử của Đức Phật là Mục Kiền Liên thương mẹ bị đọa đày ở kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) đã thưa với Đức Phật cách giải cứu. Thấy tấm lòng hiếu nghĩa của đệ tử, Đức Phật dạy vào Rằm tháng 7 - ngày chúng tăng Tự tứ hãy dùng thức ăn ngon, ngũ quả quý cúng dường Phật tăng trong 10 phương thì mẹ sẽ được thoát khỏi kiếp khổ nạn. Mục Kiền Liên hiếu thảo đã làm theo và cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ.

Từ tấm gương hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên, lễ Vu lan ra đời và trở thành ngày lễ lớn của Phật giáo ở Việt Nam và nhiều nước châu Á. Từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên, người Việt Nam đã tiếp nhận ngày lễ Vu lan từ đạo Phật một cách cởi mở, linh hoạt, phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trải qua thời gian, cùng hướng đến cội nguồn đạo lý, giá trị nhân văn, ngày xá tội vong nhân đồng thời trở thành ngày lễ Vu lan, được tôn vinh và nâng cao trong cuộc sống hôm nay để trở thành đạo Hiếu của dân tộc. Với lòng từ bi, bác ái, đạo Phật đã bao trùm tất thảy tình yêu thương đến mọi chúng sinh. Lễ Vu lan đã trở thành truyền thống, nhắc nhở mỗi người bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Nghi thức cúng cô hồn xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Cúng thí thực là bố thí cho ngạ quỷ, hay còn gọi là cúng cô hồn. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang), từ thời Trần đã có nghi thức cúng cô hồn và Huyền Quang đã từng đăng đàn chẩn tế. Sách Bảo Đỉnh hành trì (do Huyền Quang tổ sư soạn thảo) được lưu truyền trong các chùa Việt cho thấy nghi thức Phật giáo đã được thịnh hành.

Cúng bảy Rằm tháng 7, Văn khấn rằm tháng 7, Bài cúng rằm tháng 7, Cúng Rằm tháng bảy, cúng cô hồn, lễ xá tội vong nhân, bài cúng rằm tháng bảy, văn khấn rằm tháng
Tượng chân dung đại thi hào Nguyễn Du

Vào ngày đó, mâm cúng chúng sinh thường có nồi cháo lẻ múc vào từng bồ đài bằng lá đa cắm bờ rào, ven đường: “Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa”.

Cách thức tiến hành ngày Rằm tháng 7 đã được ghi chép trong sử sách. Theo Vân đài loại ngữ vào ngày Tết Trung nguyên “người ta để đồ mã và giấy ngũ sắc vào cái giường 3 chân, như cái đèn nổi, gọi là Vu lan bồn treo áo giấy, rồi lấy đóm đốt”.

Sách Đại Việt sử ký cho biết “Mùa Thu tháng 7, năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình thứ 1 (1434); ngày 15 mở Hội Vu lan tha tù tội nhẹ 50 người…”.

Trong Văn minh Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Huyên đã viết “Hội lễ dân gian của đạo Phật là ngày Rằm tháng 7. Đây là một kiểu ngày lễ của những người chết, trong ngày đó ở địa phủ, do lòng từ bi của chư Phật, một cuộc xá tội lớn được thực hiện, các ngục được mở và nhiều vong có tội được tỏa đi khắp thế gian. Các gia đình đi chùa cúng và tụng kinh để giải thoát cho hồn của thân nhân…”…

"Văn chiêu hồn" từng thấm hạt mưa rơi…

Văn tế thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn chiêu hồn) là một trong số những tác phẩm làm nên sự nghiệp Nguyễn Du bên cạnh Truyện Kiều, Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm...

Văn chiêu hồn là một bài văn khấn bằng chữ Nôm hòa quyện cùng tiếng mõ, lời kinh cúng các loại cô hồn theo nghi thức văn hóa Phật giáo vào ngày Rằm tháng 7 hằng năm với mục đích cho các cô hồn được ăn uống, siêu sinh lên cõi trời thanh tịnh, lạc đạo “Muôn nhờ Đức Phật từ bi/ Giải oan, cứu khổ, hồn về Tây phương”…

Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du thể hiện tính dân tộc và nhân văn sâu sắc. Ông không sử dụng hình thức văn tế biền ngẫu mang tính chất quy phạm, ước lệ sáo mòn thường thấy; cũng không viết bằng văn xuôi như Lê Thánh Tông trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn… Nguyễn Du chọn viết Văn chiêu hồn bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát dễ thuộc, dễ nhớ. Nhờ sử dụng thể thơ dân tộc có vần điệu uyển chuyển, linh hoạt, cùng giai điệu diết da, thê thiết, Văn chiêu hồn có sức truyền cảm rất lớn, phù hợp với dạng văn tế.

184 câu thơ viết bằng chữ Nôm được kết cấu thành 3 phần chặt chẽ, súc tích. Nội dung phần 1 mở đầu miêu tả khung cảnh dương thế chiều Thu tháng 7 sùi sụt mưa dầm cùng lòng người não nuột, buồn bã, cô đơn thương xót những chúng sinh bơ vơ, lạnh lẽo nơi âm giới:

“Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt

Toát hơi may lạnh buốt xương khô

Não người thay buổi chiều Thu

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng”…

Trong phần 2, từ dương gian, Nguyễn Du hướng về cõi âm. Có tên Văn tế thập loại chúng sinh nhưng thực tế tác giả đã nhắc tới hơn “thập loại”, đó là 13 loại chúng sinh: Vương giả, công nương, quan văn, quan võ, thương nhân, trí thức, ngư phủ, nông dân, binh lính, kỹ nữ, hành khất, tù nhân, tiểu nhi.

Cúng bảy Rằm tháng 7, Văn khấn rằm tháng 7, Bài cúng rằm tháng 7, Cúng Rằm tháng bảy, cúng cô hồn, lễ xá tội vong nhân, bài cúng rằm tháng bảy, văn khấn rằm tháng
Tranh vẽ “Văn tế thập loại chúng sinh”. Tác giả: Phạm Trần Việt Nam

Như vậy, Văn tế thập loại chúng sinh là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn trong “lục đạo”. Điều quan trọng Nguyễn Du đã xếp tất cả chúng sinh cùng chung trong “một kiếp người", không theo trật tự lễ tân từ quan đến dân mà theo trật tự "nhân tâm". Nghĩa là tác giả không phân biệt thành phần giai cấp, già trẻ, trai gái, lớn bé… Lúc thì gọi các cô hồn là đứa, người, kẻ: Đứa tiểu nhi tấm bé, người leo giếng đứt dây, kẻ mũ cao áo rộng, kẻ bài binh bố trận, kẻ tính đường trí phú, kẻ rắp cầu chữ quý, kẻ vào sông ra bể, kẻ đi về buôn bán, kẻ nhỡ nhàng một kiếp, kẻ nằm cầu gối đất, hành khất, kẻ mắc oan tù rạc…

Trong Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du thể hiện sự thương cảm cho tất cả những người yếu thế, dễ bị chèn ép, bị bóc lột… trong đó phụ nữ và trẻ em là 2 đối tượng được nhận sự quan tâm nhất.

Trong Văn chiêu hồn Nguyễn Du có thể không khai thác đến tận cùng những bi kịch thân phận như Đoạn trường tân thanh, nhưng trong văn tế, ông viết về thân phận đàn bà bằng trái tim đồng cảm. Đó là người phụ nữ khuê các sống trong nhung lụa, nhưng gặp phải thời cuộc đổi thay: “Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”. Đó là người kỹ nữ - một “thập loại chúng sinh” hiện lên đầy xót đau: “Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp/ Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa”. Bằng sự cảm thương sâu sắc, nhà thơ dự cảm thân phận người kỹ nữ ngay thời xuân sắc đã hé mở một tương lai cô độc, hẩm hiu “Ngẩn ngơ khi trở về già/ Ai chồng con tá, biết là cậy ai”. Có ai như Nguyễn Du luôn cảm thương cho cuộc đời kỹ nữ “Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng” (Truyện Kiều). Tiếng khóc thương của tác giả khái quát chung từ văn tế: “Đau đớn thay, phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”. Đến Truyện Kiều “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”…

Cùng với cảm thương thân phận người phụ nữ, ông còn thương xót những hài nhi xấu số: “Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé/ Lỗi giờ sinh, lìa mẹ lìa cha/ Lấy ai bồng bế vào ra/ U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng”. Từ tiếng khóc u ơ của con trẻ do “lỗi giờ sinh” nhà thơ muốn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau là con người với quyền lớn nhất là quyền được sống.

Trong phần 3, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc với đất nước, con người. Tư tưởng nhân đạo có cội nguồn từ nhân sinh quan của tác giả đặt trong trong thế giới quan Phật giáo. Lòng nhân ái, bao dung khiến ngòi bút của ông bình đẳng với mọi cô hồn:

“Mười loài là những loài nào

Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh

Kiếp phù sinh như hình bào ảnh

Có chữ rằng: Vạn cảnh giai không”.

Viết về cõi âm, nhưng hình như tác giả ngầm định nói về cõi dương. Những cô hồn ấy "sống vô gia cư, chết vô địa táng" đang hiện hữu trên cõi đời, cõi người ở trong chính môi trường ngột ngạt, tăm tối. Nguyễn Du động lòng trắc ẩn với những kiếp người xiêu dạt khắp nơi. Điệp từ “hoặc” nối dài nỗi đau khổ triền miên: “Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi/ Hoặc là nương ngọn suối chân mây/ Hoặc là điếm cỏ bóng cây/ Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ/ Hoặc là nương Thần từ, Phật tự/ Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông/ Hoặc là trong quãng đồng không/ Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre".

Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá cao tác phẩm Văn Chiêu hồn độc đáo, duy nhất trong nền thơ Việt Nam ta từ trước đến nay “nói đến người chết, nói đến cái chết dưới trăm tình thế, chưa có bài thơ nào mà tập trung nói đến những hồn người chết như vậy và thực chất lại là sự ôm trùm rộng rãi những người sống…”...

Không chỉ đề cập đến hiện thực đau khổ của “thập loại chúng sinh”, Nguyễn Du còn mở ra con đường cứu giúp cô hồn thoát khỏi kiếp đời khổ hạnh. Ông cầu xin phép Phật nhiệm màu cứu giúp những cô hồn được giải thoát: “Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ/ Phóng hào quang cứu khổ độ u” (157-158). Với tấm lòng cảm thương mọi thân phận, Nguyễn Du mượn một đàn tràng của nhà Phật để mong “siêu sinh tịnh độ”, hướng con người đến với Phật pháp, để thoát khỏi cảnh tai ương khổ ai của kiếp nhân quả luân hồi để được siêu thoát khỏi mọi kiếp đời khổ đau:

Ai ơi lấy Phật làm lòng

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi

Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo

Của có chi bát cháo nén nhang

Gọi là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh

Phật hữu tình từ bi phổ độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng

Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài

Xung quanh thời điểm sáng tác Văn tế thập loại chúng sinh có nhiều ý kiến khác nhau. Có nhà nghiên cứu nói tác giả soạn bài văn tế này vào đầu thế kỷ 19. Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết bài văn tế sau một đợt dịch khủng khiếp cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Lại có ý kiến cho rằng, ông viết văn tế khi đang làm cai bạ ở Quảng Bình, trước Truyện Kiều…

Việc xác định thời điểm với các nhà nghiên cứu là cần. Nhưng tôi lại quan tâm nhiều hơn cái tâm của Nguyễn Du động lòng trắc ẩn trước mọi kiếp nạn. Sinh ra trong gia đình quan lại thuộc tầng lớp trên, từng sống trong cảnh nhung lụa, phú quý, nhưng do được sống gần dân, đã từng nếm trải cuộc sống “thập tải phong trần”, trái tim từng nhói buốt trước “Những điều trông thấy” ở xứ mình, xứ người, nên sáng tác của ông thấm đẫm sự đồng cảm, thương yêu sâu sắc với mọi kiếp đời, kiếp người.

Về Văn chiêu hồn, các nhà nghiên cứu đều cùng chung nhận định: Nguyễn Du là người có trái tim lớn, chứa được bấy nhiêu tình thương nhân loại và xã hội Lê mạt chính là nguồn nung nấu để hình thành nên tác phẩm.

Chủ nghĩa nhân văn là thông điệp lớn lao mà suốt một đời Nguyễn Du khắc khoải, theo đuổi, kiếm tìm và đặt cược cuộc đời mình trong đó. Cùng với “Truyện Kiều”, “Văn tế thập loại chúng sinh” là một áng văn Nôm bất hủ - một kiệt tác văn tế mẫu mực được kết tinh bởi những giá trị nhân văn sâu sắc nhất, tiến bộ nhất. Tự thân tác phẩm đã đưa Nguyễn Du trên văn đàn thế giới và ông được tôn vinh trở thành Đại thi hào dân tộc.

Văn tế thập loại chúng sinh là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn trong “lục đạo”. Điều quan trọng Nguyễn Du đã xếp tất cả chúng sinh cùng chung trong “một kiếp người", không theo trật tự lễ tân từ quan đến dân mà theo trật tự.

Trác Khánh Hương

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.