Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
27/11/2021 22:04

(Thethaovanhoa.vn) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân khi lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân khi lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội, làm cơ sở để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện trên địa bàn.

Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Nghị quyết xác định mục tiêu là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%.

Đồng thời, khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Quy hoạch đất, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, Quy hoạch, quy hoạch mới nhất, quy hoạch đất mới nhất, quy hoạch hà nội, quy hoạch tp hcm
Bảo đảm đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Nghị quyết quy định cụ thể định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2050. Theo đó, tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, xanh, văn minh, hoàn thành mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Không gian sử dụng đất được phân bổ dựa trên tiềm năng của các vùng sinh thái nông nghiệp, lợi thế hành lang kinh tế ven biển và 6 vùng kinh tế-xã hội, bảo đảm cân đối được yêu cầu an ninh lương thực, mục tiêu thiên niên kỷ về môi trường, văn hóa, quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện: Sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.

Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Nghị quyết đề ra giải pháp là hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất; tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp; quan tâm thu hút đầu tư, phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

Đồng thời, hoàn thiện các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.

Để ứng phó với biển đổi khí hậu, phục hồi quỹ đất bị suy thoái, Nghị quyết quy định khai thác hợp lý, hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông, ven biển cho phát triển rừng, phát triển cây xanh trong đô thị và khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; thúc đẩy, khuyến khích phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, ít phát thải khí nhà kính, bảo đảm quỹ đất cho phát triển các khu xử lý, tái chế rác thải liên vùng, liên tỉnh.

Lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ ít phát thải trong thu hút các dự án có sử dụng đất với các khu vực nhạy cảm về môi trường; tăng cường các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nước và đa dạng sinh học, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa; ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất, ô nhiễm đất...

Nghị quyết yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất; công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng...

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết ngày 20/12: Vùng núi Bắc Bộ rét hại, Nam Bộ nắng đẹp

Thời tiết ngày 20/12: Vùng núi Bắc Bộ rét hại, Nam Bộ nắng đẹp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/12, Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C.

Dự đoán ngày 20/12/2024 của 12 con giáp: Thìn nhiều tín hiệu tích cực

Dự đoán ngày 20/12/2024 của 12 con giáp: Thìn nhiều tín hiệu tích cực

Dự đoán ngày 20/12/2024 của 12 con giáp mang đến nhiều thông tin thú vị và đa dạng, từ tình yêu, sức khỏe đến công việc và tài chính. Dưới đây là phân tích chi tiết cho từng con giáp trong ngày này.

Tử vi hôm nay: Dự đoán chiêm tinh ngày 20/12/2024 cho 12 cung hoàng đạo

Tử vi hôm nay: Dự đoán chiêm tinh ngày 20/12/2024 cho 12 cung hoàng đạo

Ngày 20/12/2024, các cung hoàng đạo sẽ trải qua những ảnh hưởng chiêm tinh đặc biệt, mang đến những cơ hội và thách thức riêng. Dưới đây là dự đoán chi tiết cho từng cung hoàng đạo, bao gồm tình yêu, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, màu sắc và con số may mắn.

Giá vàng giảm sau quyết sách mới nhất của Fed

Giá vàng giảm sau quyết sách mới nhất của Fed

Giá vàng thế giới giảm 1%, xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần sau khi FED quyết định hạ lãi suất.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng vào chiều nay 19/12

Giá xăng dầu đồng loạt tăng vào chiều nay 19/12

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều ngày 19/12.

Có thể áp dụng hình thức niềng răng trả góp?

Có thể áp dụng hình thức niềng răng trả góp?

Nhắc đến niềng răng, chúng ta vẫn thường nghĩ ngay đến chi phí. Bởi trên thực tế, cho dù người bệnh lựa chọn áp dụng phương pháp nào, chi phí cho một ca niềng răng được xem là khá cao.

Trồng răng implant có gây đau hay xảy ra biến chứng?

Trồng răng implant có gây đau hay xảy ra biến chứng?

Rất nhiều người trong chúng ta khi bị mất răng thường lo lắng về các phương pháp phục hình thay cho chiếc răng đã bị mất, đặc biệt là trồng răng implant, phương pháp làm răng bằng cách cấy chân răng bằng chất liệu kim loại vào trực tiếp xương hàm.

Top 4 khách sạn đẹp nhất Hà Nội được nhiều du khách ưa thích trên Traveloka

Top 4 khách sạn đẹp nhất Hà Nội được nhiều du khách ưa thích trên Traveloka

Hà Nội không chỉ quyến rũ bởi những con phố cổ kính hay ẩm thực đậm đà mà còn bởi những điểm lưu trú đầy tinh tế.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.