Quỷ Cốc Tử dạy ‘lòng người khó đoán’: Muốn đọc vị một ai đó, chỉ cần đặt vào 3 tình huống này thì sẽ rõ
Chỉ cần nhìn ở những điểm này, chúng ta có thể biết rõ lòng dạ, chân tướng một con người!
Từ xa xưa đến nay, những bậc vĩ nhân có tài năng mưu lược như Khổng Tử, Trang Tử hay Gia Cát Lượng... luôn được người ta hết mực kính trọng và lấy làm tấm gương để noi theo. Tuy nhiên, cũng nổi danh là một nhà mưu thần tài giỏi, có đủ năng lực để tung hoành thiên hạ, đệ tử vô vàn người xuất sắc trong mọi lĩnh vực nhưng "bậc thầy mưu kế" Quỷ Cốc Tử lại chọn cách sống tránh xa ồn ào.
Hậu thế thậm chí còn ít được biết tên thật của ông là gì. Chỉ biết do ông ẩn cư từ sớm trong Hang Quỷ, nên tự lấy danh xưng trước người đời là Quỷ Cốc Tử mà thôi.
Từ xưa đến nay, những người thành công có đặc điểm chung đó là có tầm nhìn độc đáo. Thời Tam Quốc, Tào Tháo và Lưu Bị đều là những người có tài nhìn người, giỏi việc hành sự.
Ngay từ thời Chiến Quốc, Quỷ Cốc Tử, “ông tổ” của các nhà chiến lược, đã từng tổng kết một bộ phương pháp để xác định năng lực của một người. Theo ông, muốn biết đối phương ra sao, chỉ cần đặt họ vào 3 tình huống này sẽ rõ.
Thứ nhất: Hãy cho đối phương biết khó khăn của bạn, rồi xem phản ứng của họ ra sao
Trên đời này bạn bè trên bàn nhậu là dễ kiếm nhất. Sau một bữa ăn, hai người có thể trở thành bằng hữu. Nhưng khi bạn gặp khó khăn, nếu có người sẵn sàng ra tay giúp đỡ, thì đó mới là bạn thật sự.
Người xưa vẫn có câu “lửa thử vàng”. Những người bạn thật sự thường là những người ở lại sau thử thách.
Thời điểm hoạn nạn sẽ là dấu mốc để dễ bề nhận rõ kẻ tiểu nhân, sẵn sàng đạp lên lợi ích, tôn nghiêm, nguyên tắc và thậm chí là mạng sống của người khác để mưu cầu lối thoát cho riêng mình.
Kẻ nhu nhược thì chỉ “bo bo giữ mình”, ôm chặt quyền lợi của bản thân, không quan tâm đoái hoài tới người khác. Với hai kiểu người này, không cần lãng phí thêm thời gian dành cho họ nữa.
Chỉ có người can đảm, nghĩa khí và có bản lĩnh thực sự mới biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè. Đây là đối tượng chân thành, xứng đáng để đặt lòng tin và đối xử thật lòng.
Thứ hai: Hỏi lợi ích, xem nhân phẩm
Có câu: “Chim chết vì mồi, người chết vì tiền.”
Cho tới cùng, danh và lợi đối với con người ta, là một thứ chất gây nghiện và cũng là một loại cám dỗ lâu dài mà ít ai có thể tránh khỏi. Cho nên, muốn biết nhân phẩm một người có đáng tin cậy hay không, hãy đặt trước mặt họ một số cám dỗ, ích lợi với mức độ tùy thuộc vào nguyên tắc và sự kiên nhẫn của đối phương.
Nếu họ bắt đầu tỏ thái độ phân vân suy tính, lập lờ nước đôi, “gió chiều nào che chiều ấy”, thì nên dè chừng và quan sát nhiều hơn. Đừng vội đặt trọng trách hay quyền lực lớn vào tay đối phương.
Còn những kẻ chỉ vì chút lợi nhuận nhất thời mà sẵn sàng bán đứng giá trị đạo đức, nguyên tắc và bạn bè thì càng không nên dại dột mà kết giao. Họ chỉ là tiểu nhân bị vật chất làm mờ mắt, không thể kiềm chế được lòng tham. Quen biết kiểu người này là nguy hiểm nhất, vì họ như một quả bom hẹn giờ, bất cứ lúc nào cũng có thể đe dọa tới quyền lợi của bạn.
Ngược lại, những người có thể giữ được bình tĩnh và nguyên tắc khi đối mặt với tiền bạc sẽ chẳng có lý do gì để phản bội bạn bè.
Thứ ba: Người có đại trí thường nói ít làm nhiều
Lấy một ví dụ đơn giản. Các doanh nhân thành đạt không khoe khoang về tiền bạc hay thành công. Thay vào đó, họ dành thời gian và sức lực của họ cho các công việc quan trọng.
Nhà bác học Thomas Edison từng nói: "Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương". Còn hiền triết Socrates thừa nhận: "Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất".
Người khôn ngoan thực sự sẽ nói ít làm nhiều. Muốn chứng minh điều gì, họ sẽ dùng hành động chăm chỉ để thay cho hàng chục lời nói, dùng kết quả để thay thế cả quá trình. Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một lời nói hoa mỹ, có cánh.
Người xưa có câu: "Một xô nước không rung lắc, nửa thùng nước lại kêu leng keng" và nói: "Nổi trên mặt nước chỉ là cá tôm nhỏ, những con cá lớn thực sự đang chìm dưới cùng." Đó là những câu tục ngữ ý nghĩa về sự khôn ngoan của những người càng có khả năng, càng tài giỏi thì họ càng khiêm tốn và ít phô trương.
Ve sầu sống trong tối tăm 13-17 năm để có thể rung chuyển cả mùa hè: Napoleon nghe lời cha dạy 'vì nhà nghèo nên nhất định phải kiên trì', rồi khiến cả thế giới kính phục