Quảng Ninh quyết không để ai bị bỏ lại phía sau

Thời gian qua, trong bối cảnh khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, bên cạnh duy trì tăng trưởng kinh tế, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm hỗ trợ đối tượng khó khăn, yếu thế, đầu tư phát triển vùng khó của tỉnh... với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
02/09/2021 11:46

(Thethaovanhoa.vn) - Thời gian qua, trong bối cảnh khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, bên cạnh duy trì tăng trưởng kinh tế, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm hỗ trợ đối tượng khó khăn, yếu thế, đầu tư phát triển vùng khó của tỉnh... với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 24/8, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác lập quy hoạch tỉnh, chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

An sinh xã hội - mục tiêu, động lực để phát triển

Với quan điểm “mỗi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách riêng về an sinh, phúc lợi xã hội, quan tâm vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đối tượng chính sách, yếu thế...

Chú thích ảnh
Người có công với cách mạng được chăm sóc tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh

Nổi bật là: Nghị quyết số 07-NQ/TV ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân tộc; Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về thực hiện chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND về bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030...

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh ưu tiên ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng triển khai các chính sách dân tộc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo. Từ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chương trình 135 của tỉnh, đã có hàng nghìn công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư; trên 1.400 ngôi nhà được xây dựng, trao cho hộ nghèo, khó khăn...

Chị Lương Thị Nồng, hộ cận nghèo (thôn Nà Khau, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu) được hỗ trợ xây nhà mới (tháng 5/2021), xúc động nói: “Nếu không có sự hỗ trợ của các cấp, ngành, nhà hảo tâm, chắc chắn gia đình tôi không thể có ngôi nhà mới. An cư mới lạc nghiệp, được ở trong ngôi nhà vững chãi, tôi thêm yên tâm phát triển sản xuất, vượt lên thoát nghèo. Hy vọng có nhiều hộ nghèo, khó khăn như tôi được hỗ trợ, giúp đỡ...”. Niềm vui của chị Nồng cũng là niềm vui của rất nhiều hộ nghèo, khó khăn trong tỉnh khi đón nhận những tình cảm, sự sẻ chia từ các chương trình hỗ trợ.

Chú thích ảnh
Học sinh Trường PTDT bán trú TH&THCS Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được chăm lo ngày một tốt hơn

Quảng Ninh hiện có 67 xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, nhiều nơi vẫn còn khó khăn. Theo đồng chí Lý Văn Thành, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, các nghị quyết, chính sách của tỉnh ban hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Từ nhiều năm nay, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người khuyết tật và đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên; người có công với cách mạng được hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi. 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh giải quyết chế độ chính sách cho 6.742 người có công với cách mạng; hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 2.673 hộ người có công; thực hiện đầy đủ trợ cấp hằng tháng cho 41.000 đối tượng; giải quyết kịp thời chính sách, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho trên 3.000 lao động. Tỉnh cũng hỗ trợ 193.719 người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trên 15,4 tỷ đồng. Tổng chi cho công tác an sinh xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm nay đạt trên 896,6 tỷ đồng...

Thành quả từ các chính sách, chương trình hỗ trợ, Quảng Ninh không còn xã, thôn ĐBKK, hoàn thành chương trình 135 vào năm 2020. Thu nhập bình quân ở các xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt gần 33 triệu đồng/người/năm, tăng 2,3 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,14% (năm 2020 là 0,23%)...

Tiếp tục sẻ chia khó khăn trong đại dịch

Năm 2020 cả nước xuất hiện dịch Covid-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, đời sống của nhân dân. Người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế... lại càng khó khăn hơn.

Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số 245/2020/NQ-HĐND về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình KT-XH trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chia sẻ khó khăn với người lao động (NLĐ), người nghèo. Tính đến tháng 7/2021, tỉnh đã hỗ trợ trên 89.750 NLĐ, người có công và đối tượng bảo trợ xã hội, trên 1.180 doanh nghiệp với số tiền 110,4 tỷ đồng.

Ủy ban MTTQ tỉnh kịp thời hướng dẫn MTTQ các cấp hưởng ứng Lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, huy động kinh phí, nhu yếu phẩm, lương thực giúp người dân gặp khó khăn do đại dịch. Đến ngày 13/7/2021 có 402 tập thể và cá nhân đăng ký ủng hộ Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh gần 164 tỷ đồng.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, việc quản lý, phân phối tiền, hiện vật được thống nhất với BCĐ Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng. Toàn bộ kinh phí được sử dụng mua vắc-xin phòng Covid-19, trang thiết bị y tế; hỗ trợ các khu cách ly, điều trị bệnh nhân nặng; động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch... Đây là tấm lòng và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân Quảng Ninh, thông qua Mặt trận để cùng cả nước chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh...

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khoá XV đã thông qua Nghị quyết về phát triển nhanh, bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đặc biệt ưu tiên 25 xã, 24 thôn mới hoàn thành chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016-2020.

Cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh có thêm Nghị quyết quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh. Mới đây, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19... Các nghị quyết, chính sách này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Trên quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, với những chính sách thiết thực, phù hợp và kịp thời đã thể hiện sự chung tay, sẻ chia đầy trách nhiệm của tỉnh đối với nhân dân trước thiên tai, dịch bệnh; góp phần thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH các vùng miền trong tỉnh.

Nguyễn Huế

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.