Quá khứ đen tối, lịch sử thăng trầm của Sentosa – nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

09/06/2018 11:34 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Hòn đảo Sentosa của Singapore được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 tới. Ít ai biết hòn đảo nghỉ dưỡng sang trọng ngày nay từng có một lịch sử đen tối.

Đảo Sentosa của Singapore có rất nhiều khu nghỉ dưỡng xa hoa. Khách sạn 5 sao Capella nằm trên đảo là một trong số đó. Khách sạn này là nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp nhau trong một hội nghị lịch sử.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh khách sạn Capella - địa điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: tripadvisor

Quá khứ đen tối

Vẻ ngoài xa hoa với những khách sạn, sòng bạc, sân đánh golf sang trọng, nhưng trước đây, Sentosa là nơi rất nhiều người gốc Hoa ở Singapore bị binh sĩ Đế quốc Nhật hành quyết thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sentosa thời đó có tên Pulau Belakang Mati (Hòn đảo tử thần phía sau).

Hồi thế kỷ 19, hòn đảo Sentosa có vị trí quan trọng vì nó bảo vệ lối vào Vịnh Keppel. Đầu năm 1827, Singapore dự định củng cố hòn đảo để thực hiện một phần kế hoạch quốc phòng. Tuy nhiên, mãi tới những năm 1880 mới có vài công sự được xây dựng khi xuất hiện lo ngại kẻ thù có thể tấn công các kho than trên đảo.

Chú thích ảnh
Pulau Belakang Mati trước khi được chính phủ phát triển. Ảnh: ImaginedMalaysia

Các pháo đài được xây dựng trên đảo là pháo đài Siloso, Serapong, Connaught và Mount Imbiah Battery.

Khu vực phía Tây của đảo Pulau Belakang Mati – vị trí của pháo đài Siloso ngày nay – từng được gọi là saran rimau, tức hang cọp.

Đến những năm 1930, hòn đảo được củng cố mạnh mẽ và là một phần quan trọng của pháo đài Singapore và căn cứ pháo binh hoàng gia.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đảo Pulau Belakang Mati là pháo đài quân sự của người Anh. Người Anh đã dựng các pháo đài dùng cho các khẩu pháo cỡ nòng lớn đặt tại nhiều điểm dọc hòn đảo, liên kết với phía nam, giáp mặt với biển với hi vọng có thể biết trước cuộc tấn công của quân Nhật từ phía biển.

Quân Nhật xâm lược và chiếm Singapore từ phía bắc sau khi đã chiếm Malaya (ngày nay là Tây Malaysia hoặc bán đảo Malaysia). Sau khi lực lượng Đồng minh đầu hàng ngày 15/1/1942, hòn đảo này trở thành một trại tù binh Nhật chuyên giam giữ tù binh Australia và Anh. Trong quá trình Nhật Bản chiếm đóng, người Hoa bị nghi ngờ liên quan tới các hoạt động chống Nhật đều bị giết hại dã man. Bãi biển tại Pulau Belakang Mati là một trong những địa điểm giết chóc của Nhật Bản.

Sau khi quân Nhật đầu hàng và người Anh quay lại Singapore, hòn đảo này trở thành căn cứ của Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia Singapore số 1 năm 1947. Nam giới địa phương nhập ngũ ở Singapore được gửi tới đảo Pulau Belakang Mati để huấn luyện quân sự cơ bản, rồi được điều tới các đơn vị khác trong Quân đội Anh ở Singapore.

Chú thích ảnh
Di tích pháo đài Siloso trên Sentosa. Ảnh: Timeout

10 năm sau, Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia Singapore số 1 bị giải tán và các khẩu pháo của trung đoàn bị dỡ bỏ. Đơn vị pháo binh bờ biển được thay thế bằng các đơn vị bộ binh Gurkha. Đầu tiên là trung đoàn súng trường Gurkha 2/7 thuộc quyền của Công tước xứ Edinburgh, sau đó là trung đoàn súng trường Gurkha 2/10 thuộc sở hữu của Công chúa Mary.

Pháo đài Siloso trở thành một địa điểm tôn giáo, còn tại Mount Imbiah, một nhà thờ Tin lành được xây dựng. Pháo đài Counnaught bị bỏ hoang. Pháo đài Serapong trở thành một trạm nghe nhìn và thông tin liên lạc.

Đầu những năm 1960, trong giai đoạn đối đầu giữa Indonesia và Malaysia, đơn vị 2/10 đã chiếm đóng đảo Pulau Belakang Mati. Mặc dù Indonesia ở khoảng cách gần nhưng nước này không dám làm gì mạnh để chống Singapore.

Khi cuộc đối đầu Indonesia và Malaysia kết thúc năm 1966, các tiểu đoàn Gurkha rút khỏi Pulau Belakang Mati, người Anh trao trả đảo cho lực lượng vũ trang Singapore thuộc chính phủ Singapore mới giành độc lập năm 1967.

Năm 1967, Pulau Belakang Mati trở thành căn cứ của Lực lượng Tình nguyện Hải quân Singapore sau khi lực lượng này chuyển khỏi căn cứ cũ ở Telok Ayer. Trường huấn luyện hải quân cũng được thành lập tại đảo này. Đây là trung tâm y tế hải quân đầu tiên và trở thành một phần của lực lượng Hải quân Singapore.

Sentosa hiện đại

Những năm 1970, chính phủ Singapore quyết định phát triển hòn đảo thành một khu nghỉ dưỡng cho du khách địa phương và quốc tế. Nhiều thế hệ người Malay và người Hoa đã sống yên bình trên đảo bị tái định cư tới những tòa chung cư chọc trời ở Singapore. Cuộc sống đảo bình yên bị mất đi từ đó.

Chú thích ảnh
Sentosa là điểm hút du khách tới Singapore. Ảnh: Wikipedia

Năm 1972, Pulau Belakang Mati có tên mới là Sentosa, có nghĩa là hòa bình và yên tĩnh trong tiếng Malay. Tên gọi này là theo một đề xuất của người dân.

Tập đoàn Phát triển Sentosa được thành lập ngày 1/9/1972 để giám sát quá trình phát triển của Sentosa. Từ đó, khoảng 420 triệu USD vốn tư nhân và 550 triệu USD vốn nhà nước đã được đầu tư để phát triển đảo.

Năm 1974, hệ thống cáp treo Singapore được xây dựng, nối đảo Sentosa với núi Faber. Cuối cùng, năm 1975, Hải quân Singapore đã chuyển khỏi đảo Sentosa để tới đảo Pulau Brani.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh Sentosa nhìn từ trên không. Ảnh: Wikipedia

Sau đó, một loạt điểm hút khách du lịch đã được mở cửa như pháo đài Siloso, bảo tàng sáp Surrender Chamber, khu vực trình diễn nhạc nước và thủy cung.

Năm 1992, cây cầu đắp nổi nối đất liền Singapore và đảo Sentosa khai trương. Hệ thống đường xe lửa một ray Sentosa mở cửa năm 1982 để đưa du khách qua 7 ga trên phía tây của đảo. Ngày 16/3/2005, dịch vụ tàu hỏa một ray chấm dứt để nhường chỗ cho tàu cao tốc Sentosa. Dịch vụ này bắt đầu hoạt động ngày 15/1/2007.

Đánh giá môi trường do chính phủ Singapore thực hiện kết luận rằng quá trình xây dựng một khu nghỉ dưỡng tích hợp trên Sentosa sẽ gây nguy cơ thiệt hại đa dạng sinh thái quy mô lớn, phá hủy môi trường sinh sống, gây xói mòn đất và biến đổi khí hậu cũng như sẽ gây ra một số ảnh hưởng hủy hoại sinh thái khác. Do đó, hơn 200 cây từ khu vực sẽ bị giải phóng mặt bằng để xây các khu nghỉ dưỡng đã được mang đi trồng lại ở nơi khác trên đảo nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Chú thích ảnh
Nhiều khu nghỉ dưỡng xa hoa trên đảo Sentosa

Năm 2009, một cây cầu mang tên Sentosa Boardwalk dành cho người đi bộ được xây dựng. Cây cầu 70 triệu USD trên Sentosa này đi qua các vườn thực vật theo chủ đề, cửa hàng và nhà hàng ăn cuối. Lối đi bộ có mái che giúp du khách có thể đi bộ trong ngày mưa. Lối đi bộ này khai trương ngày 29/1/2011 giúp du khách có thêm lựa chọn di chuyển tới Sentosa.

Dù có rất nhiều khu nghỉ dưỡng và các công trình nhưng đảo Sentosa vẫn còn nhiều khu vực hoang dã. Bao phủ khoảng 70% diện tích đảo là các khu rừng mưa thứ sinh. Nơi đây có nhiều động vật sinh sống như thằn lằn, công, khỉ. Công viên bươm bướm và Vương quốc côn trùng trên đảo có hơn 15.000 loài bướm sống và hơn 3.000 loài côn trùng.

Sentosa sắp chứng kiến một sự kiện đáng nhớ nữa vào ngày 12/6 khi Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại đây. Dù kết quả của hội nghị này có như thế nào, thì Sentosa vẫn sẽ ghi dấu thêm một mốc lịch sử trong chiều dài lịch sử vốn đã quá thăng trầm của mình.

Bên trong khách sạn của khách sạn Capella - Nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Bên trong khách sạn của khách sạn Capella - Nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump rất có thể sẽ ở khách sạn Shangri-La – nơi ở truyền thống của các tổng thống Mỹ khi đến Singapore, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sẽ ở khách sạn Fullerton với chi phí một phòng thượng hạng dành cho lãnh đạo các nước là hơn 6.000 USD/đêm.

Theo Thùy Dương - Tin tức

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Trong tháng 1/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định mới về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú;…

Tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người tử vong tại chỗ​

Tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người tử vong tại chỗ​

Sáng 27/12, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, tối 26/12, tại Km1443+500 Quốc lộ 1, thuộc địa phận thôn Lương Hòa, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người tử vong tại chỗ.

Cháy nhà trọ, 2 người tử vong, 7 người bị thương

Cháy nhà trọ, 2 người tử vong, 7 người bị thương

Đến hơn 10 giờ ngày 27/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang phối hợp cùng lực lượng chức năng thành phố Thủ Đức phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người thiệt mạng, 7 người bị thương.

Hà Nội: Rực rỡ Festival hoa Mê Linh 2024

Hà Nội: Rực rỡ Festival hoa Mê Linh 2024

Tối 26/12, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" đã chính thức khai mạc tại quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh (Hà Nội).

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Hàng ngàn người xếp hàng chờ đi metro Bến Thành - Suối Tiên

Hàng ngàn người xếp hàng chờ đi metro Bến Thành - Suối Tiên

Các lối vào nhà ga ngầm Bến Thành luôn trong tình trạng quá tải với hàng ngàn người xếp hàng dưới trời nắng.

Kéo dài thời gian tham quan một số khu vực tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đến 23/12

Kéo dài thời gian tham quan một số khu vực tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đến 23/12

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam chính thức mở cửa miễn phí để người dân vào tham quan, trải nghiệm từ sáng 21/12.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tin mới nhất

Tây Ninh tiếp tục là điểm đến thu hút du khách

Tây Ninh tiếp tục là điểm đến thu hút du khách

Năm 2024, lĩnh vực du lịch tỉnh Tây Ninh tiếp tục là điểm sáng, doanh thu ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 24,4% so với năm 2023; khách du lịch đạt khoảng 5,6 triệu lượt người, tăng 9,7%.

Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày: Không gian trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn

Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày: Không gian trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn

Tối 27/12, Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2024 đã khai mạc tại thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Tuần lễ Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc

Tuần lễ Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc

Tuần lễ Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề "LET'S GO!!! Ba Ria-Vung Tau" chính thức khai mạc vào tối 27/12 tại sân khấu đường Quang Trung-Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu.

Phim "Yêu nhầm bạn thân" quảng bá loạt danh lam thắng cảnh khắp Việt Nam

Phim "Yêu nhầm bạn thân" quảng bá loạt danh lam thắng cảnh khắp Việt Nam

Trong "Yêu nhầm bạn thân", Trần Ngọc Vàng vào vai hướng dẫn viên du lịch, đưa khán giả du ngoạn khắp đất nước, ngắm những danh lam thắng cảnh cũng như trải nghiệm văn hóa vùng miền.

Độc đáo nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Độc đáo nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định công nhận điểm du lịch lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng gần đây được đông đảo du khách biết tới khi đến Thủ đô Hà Nội.

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Sáng 27/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, tỉnh gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, làm cơ sở mời gọi đầu tư, để phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

4 bảo tàng đẹp và ấn tượng không nên bỏ lỡ khi du lịch đảo Jeju

4 bảo tàng đẹp và ấn tượng không nên bỏ lỡ khi du lịch đảo Jeju

Câu chuyện đặc sắc về văn hóa và con người trên đảo được Jeju kể lại bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có trưng bày nghệ thuật. Ghé thăm đảo Jeju, du khách không nên bỏ lỡ 4 bảo tàng lớn và ấn tượng nhất - là 4 mảnh ghép tái hiện trọn vẹn văn hóa, lịch sử Jeju.

Festival Hoa Mê Linh 2024: Cơ hội vàng để nâng tầm du lịch và kinh tế địa phương

Festival Hoa Mê Linh 2024: Cơ hội vàng để nâng tầm du lịch và kinh tế địa phương

Festival Hoa Mê Linh 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa," diễn ra từ ngày 26 đến 29/12 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Khai thác tiềm năng du lịch các đảo nhỏ ở Tây Nam Tổ quốc

Khai thác tiềm năng du lịch các đảo nhỏ ở Tây Nam Tổ quốc

Kiên Giang là tỉnh ven biển nằm ở cực Tây Nam Tổ quốc, có bờ biển dài hơn 200km, trên 143 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều bãi tắm đẹp thu hút hàng triệu lượt khách tham quan du lịch mỗi năm.

Muôn hình vạn trạng "Thành phố băng giá" Cáp Nhĩ Tân

Muôn hình vạn trạng "Thành phố băng giá" Cáp Nhĩ Tân

Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở Đông Bắc Trung Quốc, đã trở thành điểm đến hàng đầu trong mùa Đông, thu hút lượng lớn du khách quốc tế háo hức trải nghiệm nét quyến rũ và các điểm tham quan lịch sử trong của “thành phố băng giá" này.