Phía sau những cuộc chia tay ở Kịch IDECAF
(TT&VH Cuối tuần) - Đã có khá nhiều phản hồi từ độc giả, trong đó có một số văn nghệ sĩ ở TP.HCM, sau bài viết Kịch IDECAF - Lại những cuộc chia tay. Với mong muốn làm rõ hơn, chính xác hơn những thông tin đã đề cập trong bài viết nói trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc công ty biểu diễn nghệ thuật Thái Dương, “ông chủ” của Kịch IDECAF và ba nghệ sĩ “trong cuộc”.
Giám đốc Huỳnh Anh Tuấn: Tôi tin họ sẽ trở lại
* Thông tin về việc ba nghệ sĩ Thành Hội, Ái Như và Hồng Ánh cùng lúc nói lời chia tay với Kịch IDECAF có chính xác không thưa anh?
- Theo tôi, ở đây không có cuộc chia tay nào hết. Trường hợp Hồng Ánh thì cô ấy đã thông báo từ tháng 10, tháng 11 năm ngoái về kế hoạch đi học, làm phim. Hiện Hồng Ánh vẫn đang diễn bình thường ở một số vở cho tới ngày lên đường du học. Còn Thành Hội và Ái Như, chúng tôi vừa có cuộc gặp gỡ trao đổi Chủ nhật, 26/4, chỉ là cuộc tạm chia tay vui vẻ, tạm nghỉ một thời gian, với mục đích cầu tiến để làm mới mình trong nghệ thuật.
* Và lý do của sự tạm chia tay này?
* Bình tĩnh xem xét, anh nghĩ gì về sự lạc lõng của chính kịch trên sân khấu Sài Gòn, trong đó có IDECAF?
- Thực tế thì tôi không lạ về điều đó. Lâu nay tôi đã không quan tâm tới chuyện khán giả đông hay vắng, vấn đề là khán giả nào cũng có kịch cho khán giả đó. Một vở bi kịch đúng nghĩa diễn được 30 xuất là tuyệt vời rồi. Đối với tôi, quan trọng hơn việc bán nhiều vé là việc khán giả ra khỏi rạp có hài lòng hay không. Từ lúc thành lập đến nay IDECAF đã diễn gần 40 vở chính kịch và bi kịch. Nếu IDECAF không quan tâm tới chính kịch thì đã không mời các nghệ sĩ chính kịch, như Ái Như, Thành Hội đã về cộng tác với IDECAF 8 năm, đã dựng 8 vở, diễn gần 400 xuất rồi. Ái Như và Thành Hội đã góp thêm một mảng màu sắc mới cho thể loại chính kịch của IDECAF. Ái Như là người làm vở rất kỹ, Thành Hội cũng vậy. Họ là một cặp đôi hiếm có trên sân khấu. Những diễn viên trẻ có cơ hội làm việc với họ cũng được phát triển thêm về nghề nghiệp, như Hồng Ánh, Lê Khánh.
* Nhưng chính kịch thì không đông khách bằng hài kịch, do đó các suất diễn của chính kịch cũng co thắt lại. Và các nghệ sĩ có tự trọng nghề nghiệp làm sao có thể bình tĩnh được khi họ đang “lạng” ra bên lề “cuộc chơi chính”?
- Đây cũng là điều chúng tôi rất đau đầu. Lâu nay dường như bi kịch chỉ duy nhất còn diễn trên sân khấu IDECAF. Nhưng chúng tôi vẫn tin vào hướng đi của mình. Vẫn tự nhủ với nhau rằng, hãy quý từng khán giả, rồi họ sẽ biết bên cạnh dòng hài kịch vẫn có một dòng chính kịch trên sân khấu kịch thành phố. Thậm chí đã có thời gian hiệu ứng từ khán giả khá tốt. Như vở Bí mật vườn Lệ Chi đã diễn hơn 100 xuất, Thử yêu lần nữa hơn 70 xuất... Tuy nhiên hai, ba năm nay bi kịch dường như chững lại. Có lẽ bi kịch giờ đây phải làm “tới nơi”, phải lay động được khán giả từ bên trong... Khán giả hai, ba năm trước khác, bây giờ khác. Cũng như chuyện kẹt xe ở Thành phố vậy, hai năm trước chỗ đó đâu có kẹt xe, mà bây giờ lúc nào xe cũng kẹt. Ở nước ngoài bi kịch hiện nay cũng vắng khách, sân khấu Broadway phải hướng tới các yếu tố kỹ thuật để hấp dẫn người xem. Ở ta, tôi nghĩ 10 đến 15 năm nữa vẫn phải “bám” vào loại kịch “đối thoại” như hiện nay, nhưng cũng phải biết dừng lại để suy nghĩ xem có thể làm được gì mới mẻ không. Bi kịch cũng vẫn có đất sống, nhưng cách đặt vấn đề phải như thế nào để trở nên mới hơn, hấp dẫn hơn. Làm ra vở đã khó, nhưng duy trì, gìn giữ được vở càng khó hơn. Chúng ta có quyền tự hào về chính kịch và bi kịch nhưng phải làm thế nào đây để mang lại được cảm xúc cho khán giả? Ngay cả hài kịch cũng vậy, đừng tưởng cứ làm hài kịch là khán giả tới đông...
Tôi hiểu thực tế này khiến các nghệ sĩ dễ bị mất lửa, dễ chạnh lòng khi nhìn xuống khán giả. Tôi chỉ biết khuyên các anh chị hãy bình tĩnh. Mặc dù tôi biết, người có bản lĩnh đôi khi cũng hoang mang.
* Vậy có nghĩa kịch IDECAF từ nay sẽ vắng bóng chính kịch?
- Không phải vậy, chúng tôi vẫn đang liên tục biểu diễn trên 10 vở chính kịch và bi kịch như các vở Bí mật vườn Lệ Chi, Tiếng vạc sành, Cuộc chơi nghiệt ngã, Người đàn bà không ngủ..., và sắp tới đây một vở bi kịch lịch sử Ngàn năm tình sử. Với Ái Như, Thành Hội, tôi tin sáu, bảy tháng nữa các anh chị ấy sẽ quay trở lại với khán giả. Người nghệ sĩ yêu và gắn bó với sân khấu không thể buông neo được...
Đạo diễn Ái Như: Xin rút lui...
* Quyết định “chia tay” với sân khấu IDECAF của chị thật sự là...
* Ngưng diễn trong thời hạn nào?
- Không có thời hạn. Trong thư mà chúng tôi gửi cho IDECAF, có nói rõ ràng rằng “mong gặp lại vào một thời gian khác, trong hoàn cảnh khác vui hơn”.
* Quyết định này làm chị thanh thản hay nặng lòng nhiều hơn?
- Nó làm tôi cảm thấy bớt nặng nề hơn, nhẹ nhõm hơn. Nhưng buồn. Ngưng lại những tác phẩm mình đã chắt chiu làm ra mà không buồn thì mới lạ. Nhưng tôi chọn giải pháp này vì thấy rằng nên như vậy.
* Xin chị cho nhận xét với tư cách người làm nghề về những vở diễn, hướng đi mới của Idecaf gần đây?
- Mỗi người có gu nghệ thuật riêng, từ trước giờ tôi vốn tôn trọng điều đó, nó tạo ra màu sắc riêng của từng đạo diễn. Tôi không muốn xâm phạm. Cũng vì điều đó mà tôi không muốn đánh mất gu riêng của mình. Và tôi cảm thấy mình cũ, chọn lựa của tôi là xin rút lui.
NSƯT Thành Hội: Sẽ gặp lại nhau trong hoàn cảnh khác, vui hơn
“Tôi nói là “tạm biệt”, Tuấn (Huỳnh Anh Tuấn) có cách nghĩ của Tuấn, báo chí cũng có cách hiểu riêng. Trước hiện tượng xảy ra thì mỗi người cảm nhận theo cách của mình, nhưng sự thật thì chỉ có một sự thật thôi - Thành Hội tâm sự.
* Anh có thể nói gì về sự thật duy nhất này?
- Tôi cảm thấy không vui, mệt mỏi. Ái Như thì có nói là mình cũ, tự thấy mình là gánh nặng. Bên IDECAF khẳng định rất quan tâm đến tôi, Ái Như và những vở diễn của chúng tôi, nhưng vì hoàn cảnh, lý do gì đó... Nói chung họ cũng đầy thiện chí để “giải tỏa”. Nhưng cái gì đã quyết thì cứ làm theo như vậy. Suy cho cùng điều đó cũng thật sự cần thiết, đúng là tới lúc tôi cần lui về nghỉ ngơi. Có thể do bản chất của tôi là lặng lẽ.
* Có thể hiểu là chỉ tạm nghỉ ngơi?
- Lá thư chúng tôi viết cho IDECAF sao thì hoàn toàn không có gì thay đổi. Chúng tôi kết thúc thư là “hẹn sẽ gặp lại nhau trong hoàn cảnh khác, vui hơn”. Trái đất tròn, tất nhiên, không ai có thể nói lời vĩnh biệt cả. Giữa chúng tôi và IDECAF tạm ngưng làm việc với nhau trong vui vẻ.
* Có thời hạn nào để đi tìm thấy sự “vui hơn” đó không, thưa anh?
- Trong cuộc gặp với Huỳnh Anh Tuấn và Thành Lộc, chúng tôi thống nhất là sau xuất diễn của Ba người đàn ông họ Lôi thì ngưng. Bao giờ cộng tác lại với nhau thì là chuyện của tương lai, chứ không phải bây giờ.
* Kết thúc việc này, anh thấy hai bên có đạt đúng sở nguyện của mình không?
- Ý định của tôi và Ái Như thực hiện được. Bên IDECAF cũng hiểu vấn đề, đúng tinh thần lá thư. Chúng tôi không làm mình làm mẩy, hay tạo scandal để người khác phải năn nỉ mình. Cả hai bên đã nói những lời hòa nhã, vui vẻ. Kết thúc cuộc gặp gỡ, bên đó thiết tha mong tôi và Ái Như sớm quay lại. Chúng tôi cũng không nói là mãi mãi chia tay. Theo chúng tôi, chuyện này đến đây nên kết thúc.
Hồng Ánh: Tạm lùi để “nạp lại pin”
* Cảm xúc của chị trong xuất diễn Cảm ơn mình đã yêu em, tối 26/4?
- Ôi! Giá suất diễn nào cũng sốt vé như tối hôm đó thì có khi chưa chắc tôi đã dám quyết định đi học đâu (cười). Nói thực là suất diễn cuối cùng nào cũng vậy, cảm giác buồn vui lẫn lộn, vui khi mở màn nhìn thấy khán phòng chật cứng không một chỗ trống, buồn vì vậy là mình lại chia tay với một giai đoạn trong cuộc đời nghệ thuật của mình, chia tay với sân khấu với những đồng nghiệp đã trở thành rất thân thiết. Cho nên Bích Hồng và Hồng Phấn đã ôm nhau khóc đã đời (cười)
* Vì sao chị lại quyết định dừng công việc diễn kịch tại IDECAF ở thời điểm vẫn còn đang sung sức với nghề?
- Có lẽ chỉ những người ngoài và khán giả còn yêu mến những vai diễn của tôi nên thấy tôi còn đang sung sức thôi, chứ tôi biết rất rõ bản thân mình. Tôi bắt đầu cảm thấy mình đang cạn dần vốn, sức sáng tạo trên sân khấu kém đi, và đã tới lúc mình phải tạm lùi lại để “nạp lại pin”. Tình yêu với sân khấu thì vẫn còn nguyên đó, nhưng đường còn dài, có lúc phải biết đi chậm lại để có sức đi hết được con đường mình lựa chọn
* Điều làm chị cảm thấy không cùng hướng đi với những đồng nghiệp kịch nói hiện nay là gì?
- Tôi nghĩ sân khấu kịch hiện nay rất đa dạng và đa cực, và cái “đa” đó làm tôi hơi mất phương hướng. Có lẽ, “cực” của tôi nghiêng về những vở kịch đòi hỏi chiều sâu của cảm xúc, trong tính cách của nhân vật, cách thể hiện mới. Nhưng những vở diễn như vậy ngày càng hiếm hoi.
* Sự ra đi ở thời điểm này để lại trong chị sự thanh thản hay luyến tiếc?
Nhóm PV (thực hiện)