Nói về thất bại, Shark Hưng và Shark Việt từng đưa ra 2 lời khuyên trái ngược, còn sếp Hoàng Nam Tiến lại chỉ ra 1 điểm mấu chốt
Đây là những quan điểm về sự thất bại của những người thành công.
Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) là chương trình truyền hình thực tế về gọi vốn dành cho các start-up Việt Nam từng "visual" mạng xã hội. Chương trình tổng hợp 1001 tình huống nghẹt thở, căng thẳng nhưng cũng không thiếu phút giây vui vẻ, hài hước.
Tạo nên sự thành công của Shark Tank không thể không nhắc tới những câu nói kinh điển của dàn "cá mập" – những người được xã hội đánh giá thành công. Các câu nói của họ là nguồn cảm hứng, truyền động lực đến mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ muốn thất bại.
Trong khởi nghiệp, chúng ta không thể nhắc đến sự thất bại. Đây cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người và không ít người trong số họ đã từ bỏ mục tiêu vì không vượt qua được thất bại. Nắm được tâm lý nhà sáng lập, Shark Hưng từng đưa ra lời khuyên: "Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại".
Lời khuyên này khá chí lý. Để bắt đầu làm một việc gì đó, chúng ta cần đầu tư nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc. Vì thế, đừng nghĩ đến thất bại sẽ giúp chúng ta có động lực lớn hơn trong việc chuẩn bị mọi thứ kỹ càng. Cố gắng huẩn bị sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro nhiều nhất.
Câu nói của Shark Hưng không hề sai và đặc biệt trong trường hợp ông là người chậm và chắc. Có thể ông khởi nghiệp ở độ tuổi lớn hơn so với người khác nhưng trong quãng thời gian người khác thử và thất bại, ông đã chuẩn bị cho mình vốn kiến thức và tài chính để tránh rủi ro.
Trái ngược ý kiến của Shark Hưng, Shark Việt từng chia sẻ: "Đã bắt đầu làm thì phải nghĩ đến thất bại". Nghĩ đến thất bại có thể nhiều người cho rằng đó là suy nghĩ tiêu cực, nản chí, tâm lý tự ti không dám đối mặt. Nhưng đây đồng thời là cơ chế phòng vệ để có đường lui. Trong bất cứ việc gì, nếu không nghĩ đến việc gì sẽ rất khó để tạo ra một phương án dự phòng.
Thiết nghĩ, thất bại không đáng sợ, đáng sợ là chúng ta không có đủ tinh thần để vực dậy bản thân sau đó, cũng như không có vốn mạnh để làm lại từ đầu. Vậy nên, nghĩ đến thất bại không phải là để từ bỏ mà để chúng ta có thể tìm cách thành công với hàng trăm phương án dự phòng cho trường hợp xấu nhất có thể.
Như vậy, câu nói của cả 2 Shark đều không sai bởi mỗi người sẽ có tư tưởng, lối suy nghĩ và cách hành động đã sai. Họ là những người thành công thì điều họ nói là đúng nhưng lại sai với mình. Hãy để những câu nói tạo động lực để mỗi chúng ta bắt tay vào thực hiện.
Đừng rập khuôn lối suy nghĩ! Bởi đó là việc bạn đang rập khuôn cả chính bản thân và cuộc sống mình đang có. Những người đã thành công thì họ thành công theo cách của họ. Và chúng ta cũng sẽ thành công theo cách riêng của mình.
Định nghĩa về sự thành công là vô cùng vô tận. Mỗi người đều có cho mình một hành trình riêng, có người thành công năm 20 tuổi, 30 tuổi nhưng cũng nhiều người phải đến nửa dốc bên kia cuộc đời mới được hái quả ngọt. Chúng ta không thể lấy hành trình của bất kỳ ai rồi áp vào mình. Hãy sống bằng trải nghiệm của mình chứ không phải của người khác.
Cũng bàn về thành công và thất bại, sếp Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom chỉ ra một điểm mấu chốt: "Thất bại ở chỗ nào thì đứng lên ở chỗ đó. Nếu sợ thất bại thì bạn đã sợ thất bại rồi. Trong thể thao, người ta chỉ nói về người chiến thắng. Ngay ngày mai, người về nhì sẽ không ai nhớ đến. Nhưng đó là trong thể thao, còn trong cuộc sống thì chúng ta ta về nhì, về ba, về tư, về năm vẫn rất ổn…".
Ông Tiến chia sẻ bản thân đã thất bại nhiều lần, trong đó có việc cá nhân gia đình và cả kinh doanh. Những ngày mới vào FPT, ông đã làm khoảng 10 việc thì chỉ có 5 việc thành công, còn 5 việc là thất bại.
Theo ông Tiến, thành công không có mẫu số chung, học được ở người thành công rất khó. "Người thành công kể chuyện hay, mình nghe xong cảm thấy hào hứng nhưng lại không học được gì. Nhưng học cách tránh thất bại thì học được", Chủ tịch FPT Telecom nhấn mạnh.