Những tổng thống Mỹ từng bị luận tội trong lịch sử

Với việc Hạ viện Mỹ vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Donald Trump với cáo buộc kích động nổi dậy trong vụ bạo loạn ngày 6/1 vừa qua ở Điện Capitol, ông Trump đã trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội đến 2 lần.
14/01/2021 20:18

(Thethaovanhoa.vn) - Với việc Hạ viện Mỹ vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Donald Trump với cáo buộc kích động nổi dậy trong vụ bạo loạn ngày 6/1 vừa qua ở Điện Capitol, ông Trump đã trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội đến 2 lần.

Chữ và nghĩa: 'Tu chính án' là gì?

Chữ và nghĩa: 'Tu chính án' là gì?

Những ngày vừa qua, các phương tiện thông tin truyền thông nói nhiều đến cụm từ “tu chính án”, liên quan tới một sự kiện gần đây ở Mỹ. Đó là việc Hạ viện và một số nghị sĩ yêu cầu Phó Tổng thống Mỹ M.Pence kích hoạt Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ, khởi động cho việc truất phế Tổng thống.

Trước đó ông đã từng bị Hạ viện luận tội hồi cuối năm 2019 với hai cáo buộc là lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.

Trong lịch sử nước Mỹ, ông Trump là tổng thống thứ ba bị luận tội. Cùng điểm lại những lần tổng thống Mỹ bị luận tội trong lịch sử.

Andrew Johnson (đảng Dân chủ, Tổng thống thứ 17, nhiệm kỳ 1865-1869)

Ngày 24/2/1868, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua 11 điều khoản luận tội tổng thống Andrew Johnson, đưa ông Andrew Johnson trở thành tổng thống đầu tiên bị luận tội trong lịch sử nước Mỹ. Việc luận tội tổng thống Andrew Johnson xuất phát từ việc ông sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton, một nhân vật cấp tiến của đảng Cộng hòa trong Chính phủ. Bước đi của tổng thống Andrew Johnson là nhằm thách thức Đạo luật Nhiệm kỳ quan chức chính phủ được Quốc hội thông qua trước đó. Đạo luật này nhằm chống lại quyền phủ quyết của tổng thống, theo đó tổng thống không được sa thải bất kỳ quan chức quan trọng nào nếu không có sự cho phép của Thượng viện.

Chú thích ảnh
Tổng thống Andrew Johnson

Tuy nhiên tại phiên xét xử tại Thượng viện vào ngày 26/5/1968, phe Cộng hòa đã thất bại sít sao trong nỗ lực thu thập đủ 2/3 tổng số phiếu cần thiết để kết tội tổng thống Andrew Johnson.

Sau khi được tha bổng, ông Andrew Johnson tiếp tục phục vụ hết nhiệm kỳ và rời vị trí tổng thống vào năm 1869.

Richard Nixon (đảng Cộng hòa, Tổng thống thứ 37, nhiệm kỳ 1969-1974)

Năm 1974, Tổng thống Richard Nixon cũng đã bị đe dọa luận tội khi dính líu tới một trong những bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ, đó là vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ ở Watergate. Với vụ việc này, ông Richard Nixon đã bị cáo buộc tìm kiếm lợi thế chính trị so với đối thủ một cách bất hợp pháp sau khi xuất hiện những đoạn băng cho thấy ông Nixon đã đề xuất lợi dụng Cơ quan tình báo Mỹ để cản trở cuộc điều tra của Cục điều tra liên bang, đồng thời đề xuất trả tiền mua chuộc những tên trộm đã bị kết án trong vụ Watergate.

Trong bối cảnh đó, ông Richard Nixon tự nhận thấy khả năng bị luận tội và phế truất là rất cao, nên ông đã từ chức vào ngày 8/8/1974, trước khi Hạ viện tiến hành các thủ tục luận tội.

Cho đến nay, ông Nixon là tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phải rời khỏi vị trí đứng đầu nước Mỹ khi chưa hết nhiệm kỳ. Sau đó, người kế nhiệm ông, Tổng thống Gerald Ford đã ký lệnh ân xá vô điều kiện cho Richard Nixon. Mọi tội danh mà ông bị cáo buộc trong thời gian làm tổng thống Mỹ cũng được miễn truy tố.

Bill Clinton (đảng Dân chủ, Tổng thống thứ 42, nhiệm kỳ 1993-2001)

Năm 1993, ông Bill Clinton và đệ nhất phu nhân Hilary Clinton là tâm điểm của cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về vụ “Whitewater”, một mối làm ăn kinh doanh từ những ngày hai vợ chồng tổng thống còn ở Arkansas. Năm 1994, ông Bill Clinton tiếp tục bị Paula Jones, một cựu nhân viên bang Arkansas, kiện về tội quấy rối.

Tháng 1/1998, trong khi vụ kiện của bà Paula Jones vẫn chưa ngã ngũ, ông Clinton tiếp tục vấp phải thông tin về việc có quan hệ với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky ở Nhà Trắng. Tuy nhiên ông kiên quyết phủ nhận hành động ngoại tình này. Sau khi tham gia phiên điều trần vào tháng 7/1998 về những cáo buộc liên quan tới việc khai man về mối quan hệ với cô Lewinsky, ông Clinton thừa nhận đã ngoại tình.

Sự kết hợp của những vụ việc trên đã dẫn tới cuộc luận tội tổng thống Bill Clinton. Ngày 19/12/1998, Hạ viện bỏ phiếu luận tội ông Clinton với hai điều khoản riêng biệt: khai man trước bồi thẩm đoàn và cản trở công lý. Nhưng sau các phiên kết án kéo dài 5 tuần ở Thượng viện, ông Bill Clinton không bị kết tội với cả hai tội danh trên.

Và bất chấp bê bối không đáng có, Tổng thống Bill Clinton vẫn kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2001 với tỷ lệ tán thành của người dân ở mức rất cao, lên tới 65%.

Donald Trump (đảng Cộng hòa, Tổng thống thứ 45, nhiệm kỳ 2017-2020)

Kể từ khi trở thành Tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2016, ông Donald Trump vướng vào khá nhiều rắc rối pháp lý với phe Dân chủ.

Lần thứ nhất là vào ngày 18/12/2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua hai điều khoản luận tội tổng thống Donald Trump, bao gồm: lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Điều khoản luận tội ông Trump lạm quyền đã được Hạ viện Mỹ thông qua với 230 phiếu thuận và 197 phiếu chống, còn điều khoản luận tội cản trở Quốc hội được Hạ viện thông qua với 229 phiếu thuận và 198 phiếu chống. Khi đó, ông Trump bị cáo buộc đã sử dụng quyền lực của cơ quan công quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân không phù hợp, trong khi phớt lờ hoặc làm tổn hại lợi ích quốc gia bằng cách gây áp lực buộc Ukraine phảican thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Cáo trạng lạm dụng quyền lực chống lại ông Trump cũng cáo buộc ông đóng băng gần 400 triệu USD tiền viện trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine và đề nghị tổ chức một cuộc gặp tại Nhà Trắng để gây áp lực buộc Tổng thống Ukraine công bố sẽ tiến hành điều tra ông Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden.

Chú thích ảnh
Tổng thống Andrew Johnson, tổng thống Bill Clinton và tổng thống Donald Trump

Còn với tội cản trở Quốc hội, ông Trump bị cáo buộc đã ngăn cản các nhân chứng cung cấp lời khai và không tuân theo các trát hầu tòa. Theo điều khoản luận tội, khi bị phát hiện nỗ lực trên và Hạ viện Mỹ mở một cuộc điều tra luận tội, ông Trump đã nhất quyết và rõ ràng chống lại các thủ tục điều tra luận tội, qua đó cản trở Quốc hội.

Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua hai điều khoản luận tội, ông Trump đã phải đối mặt với phiên xét xử tại Thượng viện vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, với việc phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện, phe Dân chủ khi đó đã không tập hợp đủ 2/3 số phiếu cần thiết để kết tội ông Donald Trump.

Lần thứ hai ông Trump phải đối mặt với việc bị Hạ viện luận tội khi chỉ còn 1 tuần nữa là hết nhiệm kỳ. Ngày 13/1/2021, với đa số phiếu tán thành, Hạ viện Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu thông qua nghị quyết với điều khoản luận tội duy nhất đối với Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông kích động bạo loạn chống chính phủ. Với diễn biến này, ông Trump đã trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội đến 2 lần trong một nhiệm kỳ.

Trước khi Hạ viện bỏ phiếu về nghị quyết luận tội Tổng thống Trump, phe Dân chủ tại Hạ viện đã yêu cầu Phó Tổng thống Mike Pence viện dẫn Tu chính án thứ 25 để phế truất Tổng thống Trump, nếu không họ sẽ tiến hành bỏ phiếu về việc luận tội ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông Pence đã từ chối yêu cầu này bất chấp sức ép từ phe Dân chủ.

Theo điều khoản luận tội vừa được Hạ viện thông qua, đảng Dân chủ cáo buộc Tổng thống Trump kích động cuộc biểu tình ngày 6/1 khi kêu gọi những người ủng hộ ông tiến về phía Đồi Capitol trong khi lưỡng viện Mỹ tổ chức phiên họp chung để kiểm đếm phiếu bầu của đại cử tri. Những người biểu tình quá khích được cho là ủng hộ Tổng thống Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội nhằm ngăn chặn việc xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden. Điều khoản cũng cáo buộc Tổng thống Trump đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ và các thể chế của Chính phủ khi đe dọa tính toàn vẹn của hệ thống dân chủ, can thiệp vào việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và phản bội lòng tin của mình với tư cách là Tổng thống.

Sau khi nghị quyết luận tội ông Trump được Hạ viện thông qua, Thượng viện Mỹ sẽ nhóm họp và yêu cầu lãnh đạo Hạ viện trình bày những điều khoản xem xét bãi nhiệm Tổng thống Trump trước khi xúc tiến quá trình xem xét các điều khoản luận tội.

Giờ đây, quyền kết tội và phế truất Tổng thống Trump thuộc về Thượng viện, và điều này chỉ có thể thực hiện với 2/3 số phiếu ủng hộ, tức là khoảng 67 thượng nghị sĩ đồng ý. Nhưng đảng Dân chủ hiện chỉ có 48 ghế do 2 thượng nghị sĩ đắc cử ở Georgia chưa tuyên thệ. Điều này đồng nghĩa nếu muốn kết tội Tổng thống Trump, họ phải tìm kiếm thêm sự ủng hộ của ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa. Điều này được cho là khó có thể đạt được, bởi trong phiếu tòa luận tội năm 2019, chỉ có 1 thượng nghị sỹ Cộng hòa là quay lưng với ông Trump. Nhiều nguồn thạo tin cũng tiết lộ phần lớn thượng nghị sỹ Cộng hòa hiện cũng không muốn luận tội Tổng thống Trump.

Theo các nhà phân tích, việc đảng Dân chủ xúc tiến việc luận tội ông Trump khi chỉ còn 1 tuần nữa là hết nhiệm kỳ tổng thống của ông, nên dù tiến trình luận tội ông có diễn ra suôn sẻ thì cũng không thể kết thúc trong thời gian ông Trump còn tại vị. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu có thể luận tội một tổng thống khi đã mãn nhiệm về mặt hiến pháp hay không. Đó là chưa kể việc luận tội sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của tổng thống đắc cử Joe Biden.

Nhưng dù việc luận tội không có ý nghĩa nhiều với việc cầm quyền của ông Trump trong những ngày cuối cùng tại vị, đảng Dân chủ vẫn có nhiều lý do quan trọng cho nỗ lực luận tội Tổng thống Trump lần thứ hai.

Trước tiên, việc luận tội ông Trump sẽ cho phép các nhà lập pháp gửi một thông điệp về sự cần thiết phải có trách nhiệm giải trình từ tổng thống về những hành động có khả năng gây ra những hậu quả lâu dài. Thứ hai, nỗ lực luận tội ông Trump của đảng Dân chủ còn nhằm thu hẹp sự ủng hộ của cử tri với ông và mở đường cho chính quyền mới của ông Joe Biden. Mặc dù trong cuộc bầu cử vừa qua, số phiếu ủng hộ ông Trump lên tới 74 triệu, con số cao kỷ lục đối với một ứng viên của đảng Cộng hòa, nhưng sau sự việc bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1 vừa qua, uy tín và sự ủng hộ đối với ông đã giảm đáng kể. 6 cuộc thăm dò được thực hiện sau cuộc bạo loạn cho thấy, khoảng một nửa số người Mỹ tin rằng ông Trump nên bị phế truất, trong số này có cả những cử tri từng bỏ phiếu cho ông vào ngày 3/11/2020.

Với tiến trình luận tội, dù có bị kết tội hay không, những cáo buộc nhằm vào ông Trump chắc chắn sẽ làm giảm niềm tin của cử tri vào nhà lãnh đạo này. Về lý thuyết, sự ủng hộ của cử tri đối với một cựu tổng thống không mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên tình huống hiện nay lại hoàn toàn khác. Càng nhiều người quay lưng với ông Trump, những lời phàn nàn của ông về gian lận bầu cử càng kém đi giá trị. Cục diện như vậy sẽ tạo lợi thế cho chính quyền của ông Biden trong việc hàn gắn và đoàn kết nước Mỹ cũng như xoa dịu bớt những lời xì xào về gian lận bầu cử.

Với những mục đích sâu xa như vậy, nên dù muộn màng và có thể không mang lại kết quả như mong muốn, phe Dân chủ vẫn không bỏ qua cơ hội luận tội ông Trump cho đến phút chót. Còn đối với ông Trump, đối diện với việc bị luận tội lần thứ hai này, có một điều chắc chắn là ông sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh không mấy dễ chịu sau khi rời nhiệm sở. Và cơ hội tranh cử năm 2024 dành cho ông cũng bị thu hẹp dần.

Trọng Đức - TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.