Những món ăn dịp Tết truyền thống của người Singapore
Đối với người Singapore, Tết Nguyên đán cũng là một dịp lễ quan trọng để cả gia đình quây quần bên nhau.
Lo hei (yusheng)
Theo quan niệm của người Singapore, ngày thứ 7 của tháng Giêng là một dịp tốt lành để mọi người cùng nhau thưởng thức món gỏi cá thịnh vượng. Đây là món gỏi cá hồi kèm với các loại rau chẻ giòn và các gia vị đặc trưng.
Nguyên liệu chính gồm cá (phồn vinh, thượng dư), bưởi (may mắn, phú quý), tiêu (kho báu càng ngày càng nhiều), dầu ăn (tiền vào như nước), cà rốt (mang lại vận đỏ), củ cải xanh (trường thọ, mãi mãi tuổi thanh xuân), củ cải trắng (làm ăn phát đạt, thăng tiến trong nghề nghiệp), phồng tôm (ngân lượng chảy vào nhà như nước), lạc giã nhỏ (vàng và bạc), vừng (công việc thịnh vượng, phát đạt), sốt mận (vàng dát mọi nhà hay mối quan hệ ngọt ngào với những người yêu thương) và ngũ vị hương (ngũ phúc cập bến). Việc trộn các nguyên liệu chính với nhau gọi là Lo hei, mang ý nghĩa thịnh vượng, phát đạt cho công việc kinh doanh.
Cập nhật giá cả ở chợ hoa Tết lớn nhất Hà NộiNguồn gốc ban đầu của món Lo hei yusheng là do bốn đầu bếp ở Singapore sáng tạo và chế biến vào năm 1964. Giới kinh doanh và thương nhân Singapore đặc biệt yêu thích món ăn này trong mỗi dịp năm mới.
Pen cai (Poon choi)
Đây là một món ăn truyền thống của người Quảng Đông với nguyên liệu chính bao gồm thịt, hải sản và rau. Theo truyền thống, pen cai được tiêu thụ trong các lễ hội lớn trong năm và thậm chí trong cả tiệc cưới. Tuy nhiên, ở Singapore, món ăn này phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán và được ví như biểu tượng của sự hòa thuận.
Kueh Bangkit
Món bánh in của Singapore được chế biến từ bột mì, bột nếp hoặc bột gạo, nước cốt dừa và lá dứa. Món ăn này tan chảy ngay trong miệng với lớp vỏ ngoài giòn và phần giữa mềm. Kueh Bangkit luôn được mọi người mong chờ vào dịp Tết Nguyên Đán.
Longevity Noodles
Mì trường thọ là món ăn được lựa chọn vào dịp Tết với hy vọng một năm mới nhiều sức khoẻ và thịnh vượng. Mì trường thọ cũng được phục vụ vào những dịp đặc biệt khác, chẳng hạn như sinh nhật và ngày kỷ niệm.
Tương truyền, cách đây từ 300 năm trước, ở triều đại nhà Đường, sau nhiều biến loạn, thực phẩm trở nên khan hiếm. Lúc này, hoàng hậu phải sử dụng một chiếc khăn tay thêu của mình để đổi lấy một bát mì tặng cho chồng vào đúng ngày sinh nhật. Từ đó về sau, món ăn thấm đượm tình nghĩa phu thê còn được gọi là mì trường thọ, tượng trưng cho lời chúc chân thành về sức khỏe, cũng như cầu mong tuổi thọ dài lâu vào dịp đầu năm mới.
So với các món mì bình thường, mì trường thọ có sợi dài hơn hẳn vì không cắt nhỏ ra. Cách ăn cũng khác biệt vì người ăn phải ăn một hơi hết cả sợi mì để thể hiện cho mong ước tuổi thọ ngày càng tăng, tuyệt đối không được cắn đứt sợi mì giữa chừng vì như thế sẽ không may mắn.
Nian gao
Bánh niên cao phổ biến nhất ở miền Đông Trung Quốc, Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Tên gọi của bánh đồng âm với từ "một năm mới cao - 年高 ", nghĩa là một năm mới ngày càng tốt đẹp, ngày càng phát triển.
Loại bánh này được làm từ bột gạo nếp, bột mì, muối, nước và đường. Màu của đường tạo nên màu của bánh (trắng hoặc nâu). Vì thế mà ở mỗi địa phương cũng có những loại bánh Niên Cao khác nhau, ví như ở Thượng Hải là bánh Niên Cao màu trắng, ở Quảng Đông lại là màu nâu,...