Những điều thú vị về Giáng sinh: Hóa ra 'chính lễ' không phải luôn là 25/12
Trong không khí tưng bừng đón chờ ngày Giáng sinh, hãy cùng tìm hiểu một số chi tiết thú vị về dịp lễ này.
Đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, Giáng sinh là dịp để mọi người trang hoàng nhà cửa và có thêm những giây phút sum vầy cũng như thể hiện tình yêu thương với những người xung quanh.
Nhưng dù được biết đến rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, không phải ai cũng biết những sự thật thú vị dưới đây về ngày Giáng sinh.
1. Giáng sinh không phải luôn là ngày 25/12
Lễ Giáng sinh được tổ chức nhằm kỉ niệm ngày ra đời của Chúa Giê-su - người mà các tín đồ Cơ đốc giáo tin là con của Đức Chúa Trời.
Ở hầu hết các nơi trên thế giới, Giáng sinh diễn ra chính thức vào 25/12 hàng năm. Nhưng với thực tế là không ai biết chính xác ngày Chúa Giê-su ra đời, một số tín đồ Cơ đốc giáo tổ chức Giáng sinh vào ngày khác.
Ví dụ, một số tín đồ Cơ đốc chính thống ở Hy Lạp kỉ niệm dịp lễ này vào ngày 7/1 hàng năm.
2. Nguồn gốc của cây Giáng sinh
Tương truyền, trong ngày Đông chí, những cành cây được phân phát như một lời nhắc nhở về mùa Xuân. Đây cũng được coi là ý nghĩa của cây thông Giáng sinh - loài vây vẫn vươn lên xanh tốt bất chấp tiết trời Đông lạnh giá.
Lịch sử ghi nhận người Đức là những người đầu tiên mang cây xanh vào nhà và trang trí cho chúng. Những năm 1830s, phong trào này bắt đầu du nhập sang Mỹ và tới năm 1848, việc trang hoàng cây thông Noel trở thành nghi thức truyền thống khi Hoàng tử nước Đức Albert tự trang trí một cây thông cho các con và vợ - Nữ hoàng Anh Victoria.
3. Nguyên mẫu của hình tượng ông già Noel là ai?
Chắc không nhiều người biết rằng ông già Noel được xây dựng dựa trên hình tượng của St. Nicholas – một giám mục Thiên chúa giáo sống trong thế kỷ thứ tư. Thánh Nicholas đã sử dụng toàn bộ tài sản thừa kế của mình để giúp đỡ người ngèo. Ông cũng là người đứng ra giải cứu những người phụ nữ thoát khỏi kiếp hành nghề mại dâm.
Truyền thuyết về ông ngày càng lan rộng, ông được biết đến với cái tên Sinter Klaas tại Hà Lan và dần bị biến thể thành Santa Claus. Ngày nay, ông già Noel bụng bự đã trở thành biểu tượng của người bảo vệ trẻ em, một người hiền lành, nhân hậu và luôn phân phát niềm vui (những món quà) cho những đứa trẻ ngoan.
4. Ý nghĩa của những chiếc tất
Ngoài cây Giáng sinh được trang trí lung linh, những chiếc tất treo cạnh lò sưởi cũng là hình ảnh quen thuộc trong dịp lễ này.
Truyền thống treo tất bắt nguồn từ một câu chuyện rất đáng yêu: Có một người đàn ông nghèo không thể sắm của hồi môn khi 3 cô con gái đi lấy chồng. Thánh Nicholas muốn gây bất ngờ nên đã thả một túi vàng xuống ống khói của gia đình, nhưng nó lại rơi vào một chiếc tất đang được hong khô bên lò sưởi. Và đó là một món quà tràn đầy tình yêu thương!
5. Jingle Bells là ca khúc của lễ Tạ ơn
Lames Lord Pierpont, một người chơi đàn organ đến từ Savannah, Georgia, lần đầu tiên trình diễn bài hát do anh sáng tác “The One Horse Open Sleigh” tại buổi hòa nhạc của lễ Tạ ơn ở nhà thờ. Bài hát được tái bản vào năm 1857 và có tên là Jingle Bells. Đây cũng là bài hát đầu tiên được phát trong không gian bởi phi hành đoàn Gemini 6 vào ngày 16/12/1965.
Ca khúc "Jingle Bells" truyền thống mỗi dịp Giáng sinh
6. Mã bưu điện riêng của ông già Noel?
Mỗi năm, có cả "núi thư" từ khắp thế giới gửi về cho ông già Noel. Ban đầu, một số nhân viên bưu điện người Canada còn cố gắng trả lời. Nhưng khi thư được chuyển tới ngày càng nhiều, họ đã nảy ra ý tưởng mới.
Đó là tạo ra một mã thư tín riêng của ông già Noel. Sáng kiến này thuộc một phần của Chương trình viết thư cho Santa – một chương trình thúc đẩy xóa mù chữ cho trẻ em.
Mã thư tín của Santa là: H0H 0H0.
7. “Christmas” và sự liên quan tới “Xmas”
Theo cuốn sách From Adam’s Apple to Xmas: An Essential Vocabulary Guide for the Politicaly Correct, từ “Christianity” được phát âm như “Xianity” trong khoảng năm 1100. Chữ “X”, hay “Chi”, trong tiếng Hy Lạp là chữ cái đầu tiên của “Christ” và được xem như một biểu tượng độc lập.
Trong năm 1551, ngày lễ là “Xtemmas” nhưng cuối cùng được rút ngắn thành “Xmas”.
8. Thịt xông khói được yêu thích hơn cả gà Tây
Mặc dù gà Tây là món ăn truyền thống trong các dịp lễ cuối năm, nhưng thịt xông khói lại là lựa chọn phổ biến hơn cả. Trong năm 2013, người Mỹ mua khoảng 318 triệu pound thịt xông khói trong tháng 11 và tháng 12, bằng một nửa lượng tiêu thụ của họ trong cả năm.