Nhớ về điện ảnh Việt Nam nửa cuối thập niên 1980 (Kỳ 1): Không khóc ở 'Truyện cổ tích cho tuổi 17'

Nửa cuối những năm 1980 là một thời kỳ nhiều biến động của điện ảnh Việt Nam, thường được gọi là giai đoạn đầu của Điện ảnh đổi mới. Một loạt các tác giả xuất sắc và những bộ phim tiêu biểu đã ra mắt và gây được ấn tượng mạnh với công chúng yêu điện ảnh nước nhà trong vài năm ngắn ngủi.
18/09/2019 08:00

(Thethaovanhoa.vn) - Nửa cuối những năm 1980 là một thời kỳ nhiều biến động của điện ảnh Việt Nam, thường được gọi là giai đoạn đầu của Điện ảnh đổi mới. Một loạt các tác giả xuất sắc và những bộ phim tiêu biểu đã ra mắt và gây được ấn tượng mạnh với công chúng yêu điện ảnh nước nhà trong vài năm ngắn ngủi. Đặc biệt năm 1988 là một năm đỉnh cao nở rộ các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau và đều là những bộ phim không thể nào quên của điện ảnh Việt.

Điện ảnh Việt: Cần tiếp cận công nghệ 4.0 để phát triển

Điện ảnh Việt: Cần tiếp cận công nghệ 4.0 để phát triển

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực điện ảnh” ngày 10/9 tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà đạo diễn, nghệ sỹ, nhà quản lý và doanh nghiệp.

Thư viện Ơ kìa Hà Nội vừa tổ chức Tuần phim “1988 - Năm ấy phim gì?” gồm những bộ phim vang bóng một thời như Chuyện tử tế (đạo diễn: Trần Văn Thủy, sản xuất năm 1985, công chiếu năm 1987), Thị trấn yên tĩnh (đạo diễn: Lê Đức Tiến, 1986), Cô gái trên sông (đạo diễn: Đặng Nhật Minh, 1987), Tướng về hưu (đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, 1988), Gánh xiếc rong (đạo diễn: Việt Linh, 1988), Truyện cổ tích cho tuổi 17 (đạo diễn: Xuân Sơn, 1988).

Cùng với đó, các khán giả cũng được gặp gỡ và trò chuyện với các diễn viên, đạo diễn, biên kịch của những bộ phim này. Những bộ phim chiếu trong tuần phim 1988 khác nhau về đề tài, nhưng đều là những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người xem về kịch bản, diễn xuất, đặc biệt là Truyện cổ tích cho tuổi 17.

Chú thích ảnh
Cảnh trong phim "Truyện cổ tích cho tuổi 17". (Ảnh tư liệu)

“Đạo diễn không cho tôi khóc”

Trong buổi chiếu phim Truyện cổ tích cho tuổi 17, khán giả được trò chuyện và giao lưu với đạo diễn Xuân Sơn, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã và diễn viên Thanh Tú.

Sau 34 năm mới xem lại bộ phim mình làm, đạo diễn Xuân Sơn bảo ông vẫn cảm thấy xúc động, ngậm ngùi. Đạo diễn lần đầu tiên gửi lời cảm ơn chính thức tới biên kịch của tác phẩm: “Cảm ơn Trịnh Thanh Nhã đã cho tôi một kỷ niệm nguyên sơ và tôi cũng đã trả lại nguyên vẹn những cảm xúc của chị. Tại sao lại gọi Truyện cổ tích cho tuổi 17 là phim thơ, bởi nó là một bi kịch trữ tình - bi kịch của những người phụ nữ thời chiến, họ cứ mải miết chờ đợi người đàn ông của mình”.

Chú thích ảnh
Diễn viên Thanh Tú trong phim "Truyện cổ tích cho tuổi 17". (Ảnh tư liệu)

Diễn viên Thanh Tú đảm nhiệm vai cô giáo Thu - được đạo diễn Xuân Sơn gọi là một trong những bà mẹ đẹp nhất Việt Nam trong thời chiến - cũng xúc động khi có nhiều khán giả tới để xem lại bộ phim đen trắng phát hành từ những năm 1980. Có nhiều điều đáng nhớ khi tham gia bộ phim, nhưng với diễn viên gạo cội Thanh Tú: "Ấn tượng nhất với tôi là có những cảnh phim chỉ cần bấm máy là có thể rơi nước mắt, nhưng đạo diễn lại không cho tôi khóc”.

“Chồng chết, đứa con trai duy nhất cũng hy sinh. Khi đồng đội của con mang kỷ vật về đặt lên tay mà mẹ cũng không được khóc. Đứng trước di ảnh con, khi mọi người đến viếng con mình, người mẹ đó cũng không được khóc. Người xưa thường nói, nước mắt chảy vào trong là vậy, là khi diễn viên không khóc mà khán giả khóc, nỗi đau vì thế càng tăng thêm nhiều… Hôm nay, sau hơn 30 năm, chính tôi đã khóc khi xem tôi diễn” - diễn viên Thanh Tú chia sẻ thêm.

Chú thích ảnh
Giao lưu với đoàn phim "Truyện cổ tích cho tuổi 17" (từ trái qua): Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, diễn viên Thanh Tú, đạo diễn Xuân Sơn. Ảnh: OKIA Cinema

“Trần tình” về việc không để những diễn viên khóc trong phim, đạo diễn Xuân Sơn cho hay: “Tôi từng xem những bộ phim mà người ta (tức diễn viên) khóc, nước mắt nước mũi nhiều đến sợ hãi. Khi tôi học bên Liên Xô và nhận thấy ở những nền điện ảnh thế giới có một điểm đáng chú ý, có những bộ phim diễn viên không khóc, đạo diễn không khóc, nhưng người xem khóc. Với phim này, tôi chủ trương là không để nhân vật khóc, bởi tôi thấy những bà mẹ, những người vợ của dân tộc này đã khóc cạn cả nước mắt rồi”.

Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp thì nhận định: “Đôi mắt của diễn viên Thanh Tú đã đủ nước mắt rồi, nên có lẽ chị không cần phải khóc, khán giả cũng đã quá xúc động”.

Chú thích ảnh
Giao lưu với đoàn phim "Truyện cổ tích cho tuổi 17". Ảnh: OKIA Cinema

“Đó là câu chuyện thật của tôi”

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho hay mình dồn nhiều tâm sức cho Truyện cổ tích cho tuổi 17 - bởi đây là kịch bản đầu tiên được sản xuất và cũng là kịch bản tốt nghiệp. “Đương nhiên, tôi kể câu chuyện của tôi và tác phẩm được các thầy khen lắm, được điểm 10 trong kỳ tốt nghiệp năm đó. Thế nhưng, trước khi kịch bản được đưa vào sản xuất, tôi đã phải sửa đi sửa lại tới 5-6 lần. Khi đó tôi cáu và gần như không thể chịu nổi, nhưng quá trình đó đã giúp tôi có được nhiều bài học quý giá” - nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã tâm sự.

Tác giả kịch bản Truyện cổ tích cho tuổi 17 cũng thừa nhận: “Đó là câu chuyện thật của tôi. Suốt một năm, tôi không nói gì khi nhận giấy báo tử của người lính - người tôi yêu, tới mức tôi phải trị liệu tâm lý. Dịp tốt nghiệp là cơ hội tôi kể câu chuyện của mình giữ kín suốt thời gian dài, để rồi sau đó tôi mới nhận ra rằng, mình cần phải đặt mình trong một thế hệ, một cộng đồng nào đó, chứ không chỉ nói câu chuyện cá nhân. Câu chuyện tôi đã trải qua với nhiều cảm xúc, khó khăn, cũng là bài học lớn, mãi mãi đi theo tôi trong công việc”.

Việc biên kịch đặt mình vào thế hệ để hiểu và phản ánh suy nghĩ chung trong tác phẩm và đạo diễn hiểu được tâm tư đó, đã tạo nên thành công cho bộ phim mà như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nhận định: “Sau 34 năm, bộ phim không bị lỗi mốt, lạc hậu, người xem hiện giờ vẫn có thể khóc - cười cùng nhân vật của Truyện cổ tích cho tuổi 17.

Vài nét về phim “Truyện cổ tích cho tuổi 17”

Truyện cổ tích cho tuổi 17 là tác phẩm đầu tay của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, đạo diễn Xuân Sơn, ra mắt lần đầu năm 1988. Phim thuộc thể loại tâm lý dành cho lứa tuổi mới lớn, về nỗi nhớ thương người thân nơi chiến trường. Những mộng mơ và băn khoăn vô định đầu đời, đã tạo nên không gian cho một câu chuyện cổ tích với cô bé An (diễn viên Lê Vi).

Truyện cổ tích cho tuổi 17 như một làn gió mát thổi vào điện ảnh Việt Nam, một bộ phim về đề tài chiến tranh mà không hề có khói súng.

Phim đoạt giải Bông sen vàng - Liên hoan phim VN lần thứ VIII (1988) cùng 4 giải vàng dành cho: kịch bản phim, đạo diễn phim, quay phim và họa sĩ thiết kế.

(Còn nữa…)

Bảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu Ngọc Châu làm Đại sứ Gala Vinh danh Vietnam Aquatics Awards 2024

Hoa hậu Ngọc Châu làm Đại sứ Gala Vinh danh Vietnam Aquatics Awards 2024

Hoa hậu Ngọc Châu sẽ đồng hành cùng Gala Vinh danh và Trao giải Vietnam Aquatics Awards 2024 diễn ra ngày 24/12 tới tại Tây Ninh.

Những sự thật ít biết về phim "Ở nhà một mình" sẽ khiến bạn ngạc nhiên

Những sự thật ít biết về phim "Ở nhà một mình" sẽ khiến bạn ngạc nhiên

Ở nhà một mình (Home Alone) - bộ phim kinh điển về Giáng sinh từ thập niên 1990 vẫn là huyền thoại, nhưng đây là 10 lỗi nhỏ và lỗ hổng cốt truyện mà bạn có thể chưa nhận ra.

Ái Phương chẳng lo hết thời dù tự nhận 'không phải ngôi sao'

Ái Phương chẳng lo hết thời dù tự nhận 'không phải ngôi sao'

Trở thành khách mời tiếp theo của Đẹp.YouNique, Ái Phương đã có những chia sẻ về hành trình tìm thấy chính mình và mong muốn dùng âm nhạc để giúp đỡ mọi người.

Châu Nhuận Phát khoe tài nhiếp ảnh tại triển lãm từ thiện Harbour City

Châu Nhuận Phát khoe tài nhiếp ảnh tại triển lãm từ thiện Harbour City

Nam diễn viên huyền thoại Châu Nhuận Phát vừa gây chú ý lớn khi tham dự lễ khai mạc triển lãm nhiếp ảnh từ thiện mang tên Hương Cảng thần tại Harbour City, khu dân cư Tiêm Sa Thủy.

Bán kết Miss Charm 2024: Dàn thí sinh trình diễn bikini 'bốc lửa', trang phục dạ hội lộng lẫy

Bán kết Miss Charm 2024: Dàn thí sinh trình diễn bikini 'bốc lửa', trang phục dạ hội lộng lẫy

Tối 18/12, các thí sinh Miss Charm 2024 bước vào vòng bán kết, tiến gần hơn tới thời khắc tìm ra chủ nhân chiếc vương miện danh giá.

SZA phát hành album đặc biệt "Lana"

SZA phát hành album đặc biệt "Lana"

SZA đã chính thức xác nhận ngày phát hành album phiên bản đặc biệt mang tên "Lana" vào ngày 20/12.

Tình yêu của Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào: Bi kịch đến cuối đời

Tình yêu của Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào: Bi kịch đến cuối đời

Câu chuyện tình cảm phức tạp giữa ông Bình Hâm Đào, Quỳnh Dao và Lâm Uyển Trân là một bản giao hưởng buồn, nơi tình yêu, sự phản bội và sự tha thứ đan xen nhau trong hơn nửa thế kỷ.

Phim "Mufasa: The Lion King": Hành trình về nguồn cội của vua Mufasa

Phim "Mufasa: The Lion King": Hành trình về nguồn cội của vua Mufasa

Trong bối cảnh Hollywood không ngừng phát triển, ít có thương hiệu nào lại gây tiếng vang như "The Lion King" của Disney.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.