Nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7: Di chứng chiến tranh

Cùng từ chiến trường trở về song mỗi người lính lại mang một cảnh đời khác nhau. Người may mắn vượt mưa bom, bão đạn mà thân thể vẫn lành lặn. Cũng có những người mà nỗi đau có thể cảm thấy rõ mỗi khi trái gió, trở trời;... Nhưng nỗi đau dai dẳng và khốc liệt nhất là khi từng ngày, từng giờ chứng kiến di chứng chiến tranh đày đọa đời con, đời cháu ...
25/07/2019 07:58

(Thethaovanhoa.vn) - Cùng từ chiến trường trở về song mỗi người lính lại mang một cảnh đời khác nhau. Người may mắn vượt mưa bom, bão đạn mà thân thể vẫn lành lặn. Cũng có những người mà nỗi đau có thể cảm thấy rõ mỗi khi trái gió, trở trời;... Nhưng nỗi đau dai dẳng và khốc liệt nhất là khi từng ngày, từng giờ chứng kiến di chứng chiến tranh đày đọa đời con, đời cháu ... Và đó cũng là trận tuyến mới mà những người thương binh nhiễm chất độc da cam phải đối mặt trong thời bình…

Hàng ngàn người 'thắp lửa' yêu thương vì nạn nhân chất độc da cam

Hàng ngàn người 'thắp lửa' yêu thương vì nạn nhân chất độc da cam

Ngày 5/8 sắp tới, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện đi bộ quy mô lớn, thu hút hàng ngàn người tham dự nhằm hưởng ứng tháng hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo”.

Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 , xin giới thiệu loạt 3 bài viết về cuộc sống và những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người lính - nạn nhân chất độc da cam trên mọi miền đất nước .

Phạm Quốc Hưng, 38 tuổi, ngây dại trước hiên cửa. Dáng ngồi co quắp, đầu gối khép lại, nhô cao phía trước ngực, miệng Hưng há hốc, những âm thanh “ừm, ừm” khó nhọc bật ra từ cổ họng. Bố Hưng, ông Phạm Đức Thắng, ngồi bên cạnh với bát cơm trên tay cố dỗ con trai nuốt từng thìa. Xúc cơm cho con cũng chỉ là một trong những việc tận tình của người thương binh tóc đã bạc trắng ở ngõ Đình Đông, phố Bạch Mai, Hà Nội trong gần 14 ngàn ngày qua.

“Nếu để Hưng tự ăn thì một hạt vào miệng, mười hạt rơi ra ngoài. Trí não cháu không phát triển, vẫn như một đứa trẻ. Ăn uống, vệ sinh vợ, chồng tôi đều phải giúp cả. Mệt nhất là những lúc cháu đau đớn vì bệnh tật giày vò, cháu đập phá trong nhà, có lần còn đẩy mẹ ngã lăn trên cầu thang…”, ông Phạm Đức Thắng buồn bã nói.

Phạm Quốc Hưng là đứa con thứ hai của vợ chồng ông Phạm Đức Thắng. Hưng bị dị tật vì nhiễm chất độc da cam. Ông Thắng nhận ra điều này cách đây chừng hơn 20 năm. Còn trước đó, họ không hay biết những năm tháng ở chiến trường miền Nam đã khiến mình đã bị nhiễm chất độc dioxin. Nghe đứa con dứt ruột đẻ ra bị những người thân trong nhà và hàng xóm chung quanh cay nghiệt gọi là “quái thai”, hai vợ chồng ông chỉ biết chảy nước mắt.

Chú thích ảnh
Máy bay Mỹ rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: NYT

Nhập ngũ năm 1969, ông Phạm Đức Thắng chiến đấu tại Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 bộ binh, Quân đoàn 3. Các cơn sốt rét rừng ác tính, những trận đánh khốc liệt trên các chiến trường Tây Bắc Kon Tum, ĐắkTô - Tân Cảnh, Sa Thầy không lấy được tính mạng ông nhưng đã cướp đi của ông con mắt bên trái, một ngón tay, một ngón chân và một bên cơ thể vẫn còn những mảnh đạn găm chặt vào sườn. Xuất ngũ năm 1973, ông an dưỡng một thời gian rồi ôn thi và đỗ vào Khoa Vật tư Trường Đại học Kinh tế quốc dân, sau đó lập gia đình. Khi vợ ông, cô giáo Trường mầm non Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Phạm Thị Thể mang thai đứa con thứ hai thì xuất hiện những dấu hiệu bất thường từ tim thai…

Người thương binh kể, thời gian đầu không hề biết bản thân nhiễm chất độc dioxin. Nhưng từ cơ thể Phạm Quốc Hưng và những thông tin về chất độc da cam, vợ chồng ông mới đưa con đi kiểm tra và đau lòng biết Hưng nhiễm chất độc da cam từ cha mình . “Những hôm trở trời, tôi đau đớn lắm. Cháu nó cũng đau đớn như tôi. Nhìn con quằn quại mà tôi đứt từng khúc ruột. Lúc đó lại hình dung đến những cánh rừng trụi lá mà đơn vị chúng tôi đã đi qua, những con suối mà những người lính chúng tôi đã lấy nước để uống. Làm sao chúng tôi có thể biết rừng và nước đã ngấm chất hóa học quái ác ấy từ bao giờ”, ông Phạm Đức Thắng xót xa nói.

Nhớ lại ngày nối ngày, hai mẹ con từ trường mẫu giáo về đến đầu ngõ Đình Đông, ai cho cơm thừa, canh cặn lại đổ dồn vào chiếc can nhỏ bên xe đạp đem về nấu cho lợn ăn, chăm chút từng luống rau muống ven ao nhỏ gần nhà để có thêm tiền lo trang trải cho cuộc sống, bà Phạm Thị Thể nghẹn ngào kể: Con cái bệnh tật thường xuyên phải đi viện nên gia đình kiệt quệ. Nhưng dù cuộc sống còn nhiều vất vả, hai vợ chồng vẫn động viên nhau phải cố gắng nuôi con. “Thương cháu lắm nhưng đã rơi vào tình cảnh này thì cũng phải cố gắng để vượt qua chứ biết cậy nhờ ai được bây giờ”, bà Thể mắt đỏ hoe nói.

Cũng trở về từ chiến trường với thân thể không lành lặn và khổ đau khi từng ngày, từng giờ chứng kiến di chứng chiến tranh đày đọa con mình, ông Phạm Phúc Bình- người lính năm xưa của Trung đoàn thông tin, Quân đoàn 2, hiếm hoi những nụ cười. Năm 1989, vợ chồng ông sinh đứa con trai thứ hai- Phạm Tiến Dũng. Khác với người anh lớn hơn 2 tuổi, Dũng lọt lòng là một bé trai dễ thương, sáng sủa. Nhưng ngay sau sinh nhật 1 tuổi, Dũng kém dần về sự phát triển và hiện ở tuổi 30, Dũng vẫn ngây ngô, không biết nói, không tự lo cho mình những việc đơn giản nhất trong sinh hoạt, thường xuyên xuất hiện những trận đau đầu, đau đến toát mồ hôi như tắm. “Đấy là hậu quả chiến tranh mà những năm tháng chiến đấu ở chiến trường để lại. Đóng quân ở Quảng Trị hay những lần hành quân qua dãy Trường Sơn, chúng tôi múc nước suối trong rừng để nấu ăn mà nào biết chất hoá học từ trên đồi chảy xuống theo mưa lũ…”, ông Bình giọng buồn buồn nói.

30 năm trôi qua cũng là chừng ấy thời gian vợ chồng ông Phạm Phúc Bình phải vất vả cực nhọc, nén nỗi đau đớn vào trong mà chăm sóc cho con. Kinh tế trong nhà được dồn vào để chạy chữa cho Dũng, nhưng vẫn không sao điều trị được căn bệnh tàn ác. Đã có lúc ông nghĩ những điều tiêu cực nhưng trấn tĩnh lại, thấy mình còn may mắn hơn bao đồng đội nằm lại chiến trường… Tình thương, sự kiên cường và hy sinh cho con cũng bởi vậy mà nhân lên. Hằng ngày, bất kể nắng mưa, đêm ngày, thấy nét mặt Dũng nhăn lại, kèm theo những tiếng rên la là người thương binh lại lấy xe đèo con từ ngôi nhà ở phố Hồng Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) qua cầu Long Biên rồi đạp dọc triền đê sông Hồng.

“Cháu ngồi sau xe đạp, hứng gió thổi vào mặt thì cảm giác cơn đau đầu dịu đi, dễ chịu hơn. Nhưng có lúc đang đạp xe đi thì cháu đau quá không chịu nổi liền nhảy phắt xuống xe ôm đầu chạy. Vậy là mình lại phải vứt xe, chạy theo con. Hai bố con cứ đuổi theo nhau dọc triền đê. Thương con quá, tôi ôm con mà nước mắt cứ ứa ra”, ông Bình thở dài nói.

Bài 2 -  Phẩm chất của người lính thời bình

Hạnh Quỳnh/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.