Nhàn hạ là ‘trái đắng’ khiến một người trở nên tồi tệ: ‘Cội nguồn’ của lười biếng, bệnh tật, tụt hậu
Chớ mong cầu một cuộc sống nhàn hạ, bởi nhàn rỗi sinh phiền muộn, uể oải, khiến cuộc đời bạn “xuống dốc không phanh”. Chỉ có bận rộn mới đem lại niềm vui, nhựa sống, giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dale Carnegie tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm từng nói: "Hãy duy trì sự bận rộn bởi đó là liều thuốc rẻ nhất thế giới". Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể thấy rõ ràng rằng, người bận rộn luôn tràn đầy năng lượng và trông vui vẻ, trong khi một người nhàn rỗi thì buồn bã hoặc bơ phờ và ốm yếu.
Bởi lẽ, người càng nhàn rỗi càng dễ suy nghĩ lung tung, càng lười biếng càng dễ sinh bệnh. Làm người, nhàn rỗi chưa chắc là hạnh phúc, lười biếng sinh ra bệnh tật, chỉ có bận rộn mới có thể khiến ta vui vẻ, hạnh phúc.
01. Nhàn rỗi sinh lo lắng
Có người nói: “Sống và chăm chỉ làm việc khiến chúng ta cảm thấy mình đang thực sự sống, trong khi nhàn rỗi quá dễ đưa chúng ta vào vô tận lo lắng và hoảng sợ. Tôi luôn như có cảm giác, dường như chỉ cần tôi dừng lại, tôi sẽ bị xã hội đào thải và bị người khác vượt mặt”. Con người không thể quá nhàn rỗi, nếu quá nhàn rỗi, họ sẽ suy nghĩ mù quáng và luôn bận tâm quyết định này đúng hay sai, so đo được mất. Vì rảnh rỗi, có đủ thời gian để suy nghĩ nên đầu óc càng lo lắng.
Người nhàn rỗi, không có mục tiêu định hướng càng dễ suy nghĩ, lo lắng lung tung. Lâu ngày nếu nghĩ ngợi nhiều, chỉ lo được mất thì hậu quả là chẳng giải quyết được gì mà chỉ suốt ngày u sầu, sinh ra nhiều phiền muộn.
Mọi sự lo âu và phiền não đều do nhàn rỗi mà ra. Một khi không có việc gì làm, rảnh rỗi sinh suy nghĩ, lo lắng lung tung. Càng nghĩ càng sầu não, cuối cùng chỉ có một mớ nỗi buồn và khổ hạnh đầy hỗn loạn do bản thân lo lắng quá nhiều mà thôi.
Nhàn rỗi sinh lo lắng, lo nhiều gây mệt mỏi, uể oải. Nếu để bản thân rơi vào trạng thái này quá lâu, chẳng khác nào tự “tra tấn” tâm trí của mình. Dần dà, chán chường, mệt mỏi vì lo nghĩ sẽ khiến bạn không muốn làm gì và chẳng thể làm được gì. Cuộc sống nhàn hạ tưởng chừng sung sướng, hạnh phúc, nhưng thực chất sẽ khiến bạn trở nên tồi tệ hơn, ý chí của bạn dần bị mài mòn, dẫn đến suy kiệt về cả thể chất và tinh thần.
2. Lười biếng sinh bệnh tật
Sắt không dùng thì gỉ, người không vận động thì sinh bệnh. Một người bận rộn, siêng năng luôn có nhiều năng lượng, ngược lại, người lười biếng sẽ luôn uể oải và không có tinh thần chiến đấu. Một khi con người trở nên lười biếng, quen an nhàn tự tại, không muốn lao động lao động sẽ có nhiều thời gian ăn nhậu, chơi bời, thức khuya buông thả. Nếu duy trì cuộc sống như vậy, lâu dần sinh ra một vòng luẩn quẩn, cuộc sống thất thường và cơ thể chắc chắn sẽ bị bệnh.
Người lười vận động thì thể lực sẽ sa sút, kéo theo nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta sẽ lười đi bộ nếu có thể đi ô tô, lười leo cầu thang nếu có thể đi thang máy, lười nấu ăn nếu có thể gọi đồ mang về. Nhưng theo thời gian, chúng ta sẽ phải trả giá cho sự lười biếng của mình. Béo phì do lười vận động, cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao sẽ bủa vây chúng ta, ăn nhanh thường xuyên cũng sinh ra nhiều bệnh tật.
Hơn nữa, khi người ta lười biếng, không muốn làm gì, họ càng có nhiều ngày rảnh rỗi, càng dành nhiều thời gian để suy nghĩ lung tung. Có thể cơ thể không có gì không ổn, nhưng do tâm lý lo lắng nên sẽ tưởng tượng cơ thể mình khó chịu, càng nghĩ lại càng sợ hãi.
Vì vậy, không thể nhàn rỗi, không thể lười biếng, và mọi vấn đề đều xuất hiện khi một người nhàn rỗi và lười biếng. Nếu bạn muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn nên tìm việc gì đó để làm, hầu hết những người thực sự hạnh phúc đều là những "người bận rộn".
03. Bận rộn có niềm vui
Một cuộc sống bận rộn sẽ không có hối tiếc, không lo lắng. Bận rộn ở đây mang nghĩa tích cực, không để bản thân lao vào công việc quá mức mà vẫn xen xen kẽ với nghỉ ngơi. Một cuộc sống bận rộn có thể giúp bạn nâng cao năng lực, thay đổi bản thân, bận rộn có thể đổi lấy kết quả và lợi ích.
Chỉ khi con người luôn bận rộn, họ mới không bị xã hội đào thải và ở yên tại chỗ. Bận rộn khiến ta không có thời gian để suy nghĩ lung tung, phấn đấu cho mục tiêu, không có năng lượng để nói chuyện đúng sai của mọi người, và cải thiện bản thân. Vì bận rộn, ta sẽ đạt được nhiều thành tựu, kiếm được nhiều tiền, đặt nền móng cho sự nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Có thể có người nói, tôi bận rộn từ sáng đến tối, tôi quá mệt mỏi, nhưng đó là do cuộc sống ép buộc, làm sao tôi có thể vui vẻ được? Trên thực tế, những người hàng ngày tự cho mình là quá bận rộn đến quá mệt mỏi, thực ra lại không biết thế nào là bận rộn một cách có ý nghĩa!
Người nghèo bận chân tay, giàu bận đầu óc. Nên giữ cho mình sự bận rộn bởi nếu không cho đi sẽ chẳng bao giờ nhận lại được gì, không đầu tư công sức, thời gian thì cũng đừng mong có “quả ngọt”.
Bận rộn tuy vất vả nhưng lại rất viên mãn, không để cho người ta có thời gian suy nghĩ. Khi sự bận rộn đó đơm hoa kết trái, chúng ta sẽ cảm thấy tự hào và hạnh phúc từ đó, loại hạnh phúc đó là điều hiển nhiên .
Ví dụ, khi bạn đánh đổi công sức, trải qua nhiều khó khăn của mình để nhận được một mức lương cao, bạn sẽ cảm thấy giá trị của bản thân và tự hào về bản thân. Khi bạn dành thời gian để nỗ lực vào một việc gì đó và khi thấy kết quả, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc từ tận đáy lòng.
04. Kết luận
Trong cuộc sống, điều đáng sợ nhất không bao giờ là bận rộn, mà là nhàn hạ và lười biếng. Khi con người nhàn rỗi trong thời gian dài sẽ có nhiều suy nghĩ và lo lắng, sau khi lười biếng con người sẽ mất sức và dễ mắc bệnh. Chỉ có bận rộn mới là liều thuốc cho mọi thứ.
Giữ cho mình bận rộn và tránh xa sự nhàn rỗi và lười biếng là điều mà một người khôn ngoan thực sự làm, và đó là cách sống tốt nhất! Cuộc đời không dài, hãy học cách tận dụng tốt thời gian của mình, để mỗi ngày đều ngập tràn hạnh phúc.
Học cách yêu bản thân và vận động, lười biếng không tốt cho chúng ta mà chỉ khiến cuộc sống trở nên tồi tệ hơn. Dù bận rộn đôi khi cũng khiến bạn mệt mỏi, nhưng bạn có thể đạt được rất nhiều, ví dụ như tiền, công danh sự nghiệp và hạnh phúc chẳng hạn.